Nấm ngọc cẩu có mấy loại? Đây là một loại nấm được mọi người tìm kiếm mua và sử dụng rất nhiều, nhờ vào công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là công dụng đối với sức khỏe nam giới. Tuy nhiên, lại có nguồn tin “nấm ngọc cẩu rất nhiều loại”, điều này khiến nhiều người dùng bán tin bán nghi. Vậy sự thật là gì? Nấm ngọc cẩu có mấy loại? Loại nào tốt nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay, hãy cùng theo dõi nhé!
Nấm ngọc cẩu là gì?
Nấm ngọc cẩu là một loài thực vật sống ký sinh và có thời gian sinh trưởng khá lâu dài. Chúng phân bố chủ yếu ở các khu vực có độ cao trên 1500m so với mực nước biển, phát triển thích hợp với các loại đất sỏi, đá và cát như miền núi phía bắc Việt Nam, Trung Quốc, Nội Mông Cổ, Tây Tạng, Hàn Quốc.
Thường thì, nấm ngọc cẩu được người dân châu Á sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ khả năng tình dục ở nam giới. Tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu còn được biết đến với các tên gọi dân dã như củ pín hay tỏa dương.
Loài nấm này có điểm đặc trưng là mùi hôi rất khó ngửi. Chúng thường sống ký sinh nhiều trên bộ rễ của các cây họ Bạch Thứ trong rừng già nguyên sinh. Hình dạng ban đầu của chúng nhìn giống như bi chuối, màu đỏ tía rất bắt mắt, có chiều dài khoảng tầm 2cm – 15cm.
Đặc biệt, khi đạt đến độ chín, mũ nấm dần dần nở to thành hình cầu với các hoa trắng nhỏ xung quanh. Đến khi về già, mũ nấm sẽ teo nhỏ lại như trái ngô non với những đốm nổi lưa thưa màu cam đỏ.
Loài nấm này thường bắt đầu vòng đời khi mùa mưa đến và rơi vào khoảng trung tuần tháng 9 là đã bắt đầu có thể thu hoạch chúng. Gần như toàn bộ cây của loài nấm này đều có thể dùng làm thuốc, với cách sơ chế phổ biến nhất là đem sấy khô, bảo quản trong lọ kín, dùng dần.
Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì?
Các nhà khoa học đã phân tích thành công thành phần dược chất chứa trong loại nấm này và đã nghiên cứu ứng dụng trên nhiều đối tượng thí nghiệm. Cuối cùng, họ đã cho kết luận, đánh giá về tác dụng của nấm ngọc cẩu đối với sức khỏe như sau:
Khả năng sinh dục:
Vốn dĩ, đã từ lâu trong nền y học cổ truyền Á Châu, đặc biệt là Hàn Quốc, nấm ngọc cẩu được xem là vị thuốc quý, có tác dụng điều trị chứng bất lực và rối loạn cương dương ở nam giới. Còn qua nhiều nghiên cứu được tiến hành, xem xét chiết xuất từ nấm trên chuột đồng vàng đã cho thấy, khả năng kích thích sinh dục của loài thực vật này có được nhờ vào tác động tăng cường sinh tinh hiệu quả.
Gây ức chế virus suy giảm miễn dịch ở cơ thể người:
Từ thí nghiệm phân tích chiết xuất CH2Cl/MeOH của thân cây nấm ngọc cẩu, các nhà khoa học đã tìm thấy hai thành phần là axit ursolic và hidro malonat. Đây là hai hoạt chất quý, có khả năng ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch HIV-1. Đặc biệt, chiết xuất nấm ngọc cẩu cũng được đánh giá rất cao, có tiềm năng phát triển thành dược phẩm.
Ngăn ngừa bệnh ung thư:
Ở một nghiên cứu được công bố vào năm 2003, các nhà khoa học đã cho biết, các chiết xuất Glycyrrhiza uralensis, Phellodendron amurense, Cinnamomum cassia, Paeonia lactiflora, Eucommia ulmoides từ nấm ngọc cẩu có tác dụng tiêu diệt tế bào HL-60 gây ung thư.
Cải thiện các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh:
Phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh hay gặp một số tình trạng như bốc hỏa, đổ mồ hôi, da khô nẻ,…Mà theo một báo cáo của Ethnopharmacol vào năm 2005, nấm ngọc cẩu được minh chứng là có khả năng tăng cường hoạt động của nội tiết tố estrogen rất tốt. Nhờ đó, chúng sẽ giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu thời mãn kinh ở nữ giới hiệu quả.
Sự thật nấm ngọc cẩu có mấy loại?
Thực tại, có hai cách để phân loại nấm ngọc cẩu, đó là dựa vào hình dáng bên ngoài hoặc màu sắc bên trong của cây. Cụ thể như sau:
Nấm ngọc cẩu có mấy loại? Theo hình dáng bên ngoài
Đây được xem là cách đơn giản nhất để giúp phân loại loài nấm này. Bởi nếu chịu quan sát, chúng ta sẽ thấy được hình dáng bên ngoài sẽ có những đặc điểm khác biệt đáng kể.
Nấm đực: Thường cao lớn hơn nấm cái, với chiều dài tầm 10cm – 15cm. Đồng thời, mùi hương mà nấm đực tỏa ra cũng dễ chịu và “nhẹ nhàng” hơn nấm cái.
Nấm cái: Ngược lại, nấm cái chỉ phát triển tối đa đến 2cm hoặc 3cm. Chúng có hình dáng bên ngoài tương tự như nấm đực nhưng mùi sẽ khó ngửi hơn.
Nấm ngọc cẩu có mấy loại? Theo màu sắc trong ruột nấm
Đối với cách này nếu chỉ dùng mắt thường quan sát bên ngoài thì không thể nào phân biệt được, bắt buộc phải cắt đôi thân nấm để quan sát nhận biết.
Nấm ruột đỏ tía: Bên trong ruột nấm này nếu thoạt nhìn khá giống với thịt trái thanh long ruột đỏ không hạt, nhưng màu sẽ sẫm hơn đôi chút.
Nấm ruột vàng nhạt: Ruột nấm này có màu vàng nhạt, dịu nhẹ và mùi hương cũng dễ chịu hơn. Đây cũng là loại nấm ngọc cẩu được dùng làm dược liệu phổ biến hiện nay.
Phân biệt nấm ngọc cẩu thật và giả
Ngoài cách phân loại nấm ngọc cẩu, với thị trường thuốc nam hiện nay thì người dùng cần có thêm thông tin kiến thức về nấm ngọc cẩu, để có thể phân biệt được sản phẩm dược liệu thật giả như thế nào.
Nấm ngọc cẩu chuẩn:
Mùi vị: Dược liệu khi phơi khô sẽ có mùi rất thơm, để lâu không bị tình trạng ẩm mốc hay có mùi lạ.
Màu sắc: Nấm ngọc cẩu đạt chuẩn là loại nấm khi phơi khô có màu nâu sẫm, không bị vụn nát, có đủ cả phần củ và phần thân dính liền với nhau.
Hình dáng: Nhiều người thường có quan niệm rằng, nấm càng to sẽ càng tốt. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, nấm đạt chuẩn thường có kích thước nhỏ. Ngược lại, nấm ngọc cẩu to thường là những cây nấm dại, có ruột màu trắng, chất lượng sẽ kém hơn loại ruột vàng hoặc đỏ tía.
Nấm ngọc cẩu kém chất lượng:
Mùi vị: Là loại nấm không có mùi thơm, đặc biệt khi ngửi chỉ thấy mùi hôi.
Màu sắc: Nấm ngọc cẩu chất lượng kém ở dạng khô sẽ có màu đen, thậm chí còn bị mốc, có nhiều mảnh vụn, dính nhiều bột, thân nấm thường dời dạc, không liền mạch.
Hình dáng: Nấm ngọc cẩu kém chất lượng thường sẽ có kích thước lớn.
Nấm ngọc cẩu có mấy loại? Câu hỏi đã có lời giải đáp. Hy vọng với bài viết, cách nhận biết, phân loại nấm ngọc cẩu bên trên sẽ giúp các bạn lựa chọn cho mình sản phẩm dược liệu tốt nhất. Chúc các bạn thành công nhé!