Nhắc đến ba kích tím mọi người sẽ nghĩ ngay đến rượu ba kích, một loại rượu với khả năng tăng cường sinh lý hiệu quả, là một món quà quý giá dành cho cả phái nam và cả nữ giới. Rượu ba kích tím tuyệt vời như thế nào? Mời bạn đọc xem ngay bài viết bên dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây ba kích tím
Mô tả cây ba kích tím
Trong dân gian, ba kích tím được gọi với nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,…Còn trong khoa học cây thuốc được gọi là Morinda officinalis How, cây thuộc họ cây cà phê.
Ba kích tím thuộc dạng dây leo, thân mảnh, trên thân có nhiều lông mịn. Cây mọc thành bụi lớn. Lá đơn có hình lưỡi mác thon dài, đuôi hình tròn hoặc hình trái tim. Phiến lá lớn, có màu xanh mạ nhưng khi già chuyển màu trắng mốc và có màu nâu tím khi bị khô.
Hoa ba kích nhỏ, thường mọc ở đầu cành, đài hoa hình ống, cánh hoa mọc không đều và có màu trắng hoặc vàng. Hoa thường nở rộ vào tháng 5 – 6, tiếp đến mùa quả ba kích tháng 8 – 10. Quả có hình tròn, trên bề mặt phủ lông tơ, khi chín thì có màu đỏ thẫm.
Đặc điểm dược liệu của cây Ba Kích
Rễ, hoa, lá, quả của ba kích đều được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên nhiều nhất vẫn là rễ cây. Chúng ta có thể nhận biết rễ ba kích tím qua các đặc điểm sau:
Rễ cây có dạng hình trụ tròn, độ dài phụ thuộc vào kích thước của cây, có đường kính từ 1 – 3 cm.
Bên ngoài rễ là lớp vỏ cứng, sần sùi có màu vàng xám, vỏ nhăn có vân dọc.
Phần lõi bên trong rễ thì có màu hồng nhạt với tâm màu nâu vàng.
Rễ ba kích tím rất dễ bóc vỏ, không có mùi, vị ngọt hơi chát.
Cây Ba Kích phân bố ở đâu?
Ở nước ta, cây ba kích tím phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hòa Bình. Đặc biệt, cây thuốc thường sinh trưởng ở những nơi có độ cao trung bình là 100m so với mực nước biển, nếu càng lên cao thì càng hiếm gặp.
Thường thì cây ba kích tím sẽ mọc ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, tại các vùng rừng thứ sinh, thường mọc xen lẫn với các cây bụi và dây leo chằng chịt hay cạnh các nương rẫy.
Thu hái – Sơ chế
Thu hoạch:
Ba kích tím thường được thu hoạch vụ đầu tiên sau 3 năm được trồng và thường là thời gian quả bắt đầu chín tầm tháng 10 – 11. Dược liệu được thu hoạch bằng cách, đào rộng xung quanh cây để có thể lấy hết phần rễ.
Thường rễ cây có 2 loại: Một loại to béo, cùi dày, có màu tía là rễ tốt. Loại thứ hai là dễ nhỏ, cùi mỏng, có màu trong là rễ kém chất lượng hơn.
Sơ chế:
Phần rễ cây ba kích tím sau khi thu hoạch được sẽ đem rửa sạch lớp bùn đất bám bên ngoài, phơi để ráo. Sau đó dùng dao khứa vào lõi của rễ ba kích, tác nhẹ nhàng và tiến hành lấy phần thịt, rút bỏ lõi.
Thành phần dược tính trong ba kích tím
Trong đông y, ba kích tím có tính ôn, vị cay, chát, ngọt. Còn theo nghiên cứu y học, rễ ba kích có chứa nhiều hoạt chất phytosterol, anthraglucozit, acid hữu cơ, tinh dầu. Đặc biệt, trong rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C.
Bào chế thuốc từ ba kích tím
Ba kích tím có thể được bào chế thành thuốc dưới nhiều hình thức, cụ thể chi tiết như thế nào bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Cách 1: Ngâm ba kích tím với nước câu kỷ tử để làm mềm, rồi tiếp tục ngâm qua đêm với rượu. Cuối cùng ba kích đã được ngâm sẽ đem sao với cúc hoa và bảo quản trong lọ, để nơi khô ráo, thoáng mát dùng dần.
- Cách 2: Dùng nước cam thảo nấu với ba kích tím, nấu cho đến khi rễ ba kích mềm thì rút bỏ phần lõi, phần thịt đem phơi khô để làm dược liệu hoặc ngâm rượu dùng.
- Cách 3: Trộn ba kích tím với muối theo tỷ lệ 1 kg dược liệu với 20g muối, rồi đem hấp cách thủy để ba kích mềm xốp và dễ dàng tách phần thịt với lõi. Phần lõi ba kích sẽ bỏ, phần thịt đem phơi khô và bảo quản trong lọ dùng dần.
- Cách 4: Ba kích thu được sẽ rửa sạch, gỡ bỏ phần lõi rồi thái nhỏ đem tẩm với rượu và ủ tầm 2 giờ. Bước cuối cùng là đem dược liệu đi sao vàng hoặc nấu chảy thành cao lỏng, bảo quản nơi có nhiệt độ mát mẻ dùng dần.
Tác dụng của ba kích tím là gì?
Ba kích tím là một loại dược liệu mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, vì vậy mà chúng được ưa chuộng trong cả y học cổ truyền và hiện đại.
Trong y học cổ truyền:
Với vị ngọt tự nhiên, tính mát, ba kích có tác dụng làm mát gan, kích thích tiêu hóa tốt, được dùng làm bài thuốc ngăn ngừa huyết áp cao, hỗ trợ chữa các bệnh viêm nhiễm, lỡ loét hiệu quả. Đặc biệt, nhắc đến ba kích mọi người sẽ nghĩ ngay đến tác dụng tăng cường chức năng sinh lý hiệu quả của dược liệu này.
Hơn nữa, đối với người già, người yếu ớt, trẻ nhỏ thì dùng ba kích tím chính là cách giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả. Đồng thời, dùng dược liệu này cũng là cách để giảm đau và tăng cường chức năng xương khớp rất tốt mỗi khi thời tiết thay đổi.
Trong y học hiện đại:
Như đã nêu trên, ba kích tím được y học hiện đại ghi nhận là chứa nhiều dược chất quý, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả, đặc biệt là tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới.
Chống sưng, tiêu viêm hiệu quả
Với thành phần vitamin C, chất chống oxy hóa chứa bên trong, ba kích có khả năng ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, ngừa vết thương lan rộng, làm lành nhanh các vết thương hở miệng.
Tăng cường sức khỏe
Tính ổn, hàm lượng dinh dưỡng cao nên ba kích có khả năng xua tan mệt mỏi, giảm bớt căng thẳng, giúp thanh lọc cơ thể, bổ sung dưỡng chất thiết yếu, từ đó tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Tăng cường sinh lý nam giới
Tăng cường chức năng sinh lý nam giới là tác dụng được đề cao của ba kích tím từ trước đến nay. Đó cũng là lý do vì sao mà dược liệu được sử dụng nhiều trong các sản phẩm tăng cường chức năng sinh lý hiện nay.
Bởi theo nhiều kết quả nghiên cứu, với hàm lượng chất anthraglycosid, sắt, kẽm, đồng cùng nhiều khoáng chất khác thì ba kích tím được kết luận là có khả năng giúp nam giới bổ sung sinh lực, cải thiện chuyện phòng the hiệu quả.
Đồng thời, dược liệu này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn ở nam giới.
Tăng cường chức năng, hỗ trợ điều trị đau lưng, đau mỏi xương khớp
Ngoài các tác dụng nêu trên thì ba kích tím còn là bài thuốc tuyệt vời để hỗ trợ điều trị đau lưng, nhức mỏi xương khớp,… hiệu quả. Bởi trong loại dược liệu này có chứa thành phần dược chất mà người bệnh xương khớp cần.
Cách sử dụng ba kích tím hiệu quả
Ba kích tím thường có hai cách sử dụng thông thường, đó là sắc nước uống và ngâm rượu. Tuy nhiên, ngâm rượu vẫn được nhiều người sử dụng hơn cả. Ở mỗi cách sẽ tương ứng với 1 liều lượng khác nhau, hãy cùng tham khảo:
Sắc nước ba kích:
Dùng khoảng 12 – 20g ba kích khô, rửa qua bằng nước sạch, đem sao vàng hạ thổ rồi sắc với 600ml nước, sắc cạn còn 200ml, dùng trong ngày.
Bồi bổ thận, tăng cường khả năng sinh lý:
Dùng đảng sâm, ba kích, thỏ ty tử, thần tử mỗi vị 300g, củ mài núi 600g. Tất cả đem tán thành bột vo thành viên với mật ong mỗi ngày dùng 3 lần.
Phụ nữ khó có thai:
Dùng nhục thung dung, đảng sâm, ba kích tím, cốt toái bổ, long cốt mỗi vị 300g, ngũ vị tử 10g. Tất cả đem tán bột, trộn với mật ong, rồi vo thành viên uống ngày 3 lần.
Cách ngâm rượu ba kích tím:
Dùng ba kích 1kg, dâm dương hoắc 0.5g, nhung thung dung 0.5g. Đem ngâm tất cả với 7 lít rượu trắng, trong vòng 1 tháng có thể sử dụng được.
Lưu ý:
– Ba kích có tính nóng nên dễ gây táo bón. Vì vậy nên kết hợp dùng nhiều rau, quả để điều hòa cơ thể.
– Phụ nữ cũng có thể dùng cây thuốc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi.
Bài thuốc từ cây Ba Kích tím
Qua kiểm chứng của y khoa thì nhiều bài thuốc từ ba kích tím mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao, chẳng hạn như:
Bài thuốc lợi tiểu
Chuẩn bị ba kích tím, ích trí nhân, tang phiêu phiêu, thỏ ty tử. Tất cả các dược liệu đem sơ chế, tán bột mịn, trộn với rượu, làm thành viên nhỏ. Dùng 12 viên/liệu trình, 1 viên/ngày uống vào buổi sáng hoặc tối.
Bài thuốc chữa đau mỏi xương khớp
Chuẩn bị ba kích tím, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương, mỗi vị 60g, kết hợp với 120 ngưu tất, 80g đỗ trọng bỏ vỏ sao vàng và 100ml mật ong. Tất cả các dược liệu đem tán nhỏ thành bột, trộn với mật ong, vo thành viên nhỏ. Dùng 10 viên/lần kết hợp với rượu.
Bài thuốc bổ thận tráng dương, dưỡng sắc đẹp
Dùng 60g củ ba kích tím đã sơ chế rửa sạch, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử, 46g thục địa, 30g thục tiêu. Tất cả dược liệu nên đảm bảo đúng liều lượng. Đem hết dược liệu đi tán mịn, ngâm với 3 lít rượu tầm 2 – 3 tháng. Uống 3 lần/ngày, 20ml/lần, nên uống lúc đói, uống trước bữa ăn khoảng 15 – 20 phút.
Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
Dùng 120g ba kích, 20g lương khương, 640g tử kim đằng, 80g thanh diêm, 160g nhục quế, 160g ngô thù du. Tất cả dược liệu đem tán nhỏ, lấy rượu hổ làm nguyên liệu kết dính và vo thành viên nhỏ vừa uống. Uống 20 viên/ngày pha với nước muối, nên uống sau bữa ăn.
Bài thuốc trị đầy bụng, liệt dương
Dùng ba kích tím, nhục thung dung, phụ tử, lộc nhung, thạch hộc, thục địa, mỗi vị 30g, kết hợp với bạch linh, chỉ xác, hoàng kỳ, mẫu đơn, ngưu tất, mộc hương, phúc bồn tử, quế tâm, sơn thù, tân lang, thự dự, tiên linh tỳ, trạch tả, tục đoạn, viễn chí, xà sàng tử, mỗi vị 22g.
Tất cả các dược liệu đem sơ chế, rửa sạch, phơi khô, tán mịn, bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo để dùng dần. Lấy 15 – 20g hỗn hợp bột/lần, pha với nước lọc để uống, nên uống lúc đói.
Bài thuốc tăng sức đề kháng, trị da xanh tái
Ba kích, hồi hương, bạch long cốt, thỏ ty tử, cốt toái bổ, cây nhân sâm, ích trí nhân, phúc bồn tử, nhục thung dung, bạch truật, mẫu lệ, mỗi vị 40g. Tất cả các dược liệu đem tán nhỏ, trộn đều, bảo quản trong lọ và đậy nắp kín. Uống 10 – 20g/lần, 2 lần/ngày vào sáng và tối sau khi ăn.
Bài thuốc cải thiện ngủ không ngon, ù tai, chảy nước mắt
Dùng 90g ba kích, 180g lương khương, 120g nhục quế, 120g ngô thù, 60g thanh diêm, 500g kim tử đằng. Tất cả dược liệu đem tán mịn, trộn đều với rượu nếp và làm thành viên nhỏ. Lấy 1 – 2 viên/ngày (khoảng 20g), hòa với nước muối loãng.
Bài thuốc trị liệt dương cho nam giới
Dùng 3kg ba kích tím, 3kg ngưu tất sống, 5 lít rượu. Dược liệu đem rửa sạch, để ráo rồi ngâm chung với rượu trong bình chứa, đậy nắp kín, ngâm khoảng 3 tháng là được. Uống 3 lần/ngày, 20ml/lần và uống sau mỗi bữa ăn.
Dùng Ba Kích có tác dụng phụ không?
Cái gì cũng có hai mặt của nó, dùng ba kích cũng vậy, nếu lạm dụng quá mức hoặc sơ chế dùng không đúng cách, dược liệu này sẽ mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn như:
Ba Kích gây liệt dương
Theo nghiên cứu, trong lõi của rễ ba kích có chứa thành phần rubiadin, gây liệt dương ở nam giới. Vì vậy, người dùng nên chú ý phần sơ chế, bỏ sạch và không dùng lõi ba kích, tránh tác dụng ngược làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ba Kích gây hại cho hệ tim mạch
Theo phân tích của các nhà khoa học thì trong ba kích có chứa thành phần gây ức chế hoạt động hệ tim mạch. Khi dùng dược liệu này có thể gặp một số triệu chứng không mong muốn như: Tim đập nhanh, buồn nôn, chóng mạch, mạch đập nhanh,… Vì vậy mà các bác sĩ đã có khuyến cáo, người bị tiền sử bệnh tim mạch không nên dùng thảo dược này.
Ai không nên dùng cây Ba Kích?
Có nhiều đối tượng nên sử dụng dược liệu ba kích tím và cũng có nhiều trường hợp không nên dùng loại dược liệu này để tránh tình trạng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như:
- Đối tượng đang bị sốt nhẹ
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch
- Đối tượng bị bệnh dạ dày, táo bón, rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh nhân có huyết áp thấp.
- Người bị mẫn cảm với thành phần hóa học của cây ba kích.
Một số lưu ý khi sử dụng cây Ba Kích
- Ba kích tím tốt cho sức khỏe con người nhưng người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng để tránh tình trạng không mong muốn xảy ra và có kết quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
- Không nên dùng quá 15g ba kích/ngày
- Không nên sử dụng dược liệu khi đang trong quá trình chữa bệnh bằng các dược phẩm khác.
- Sử dụng nồi sứ, nồi đất để sắc thuốc, tránh dùng nồi kim loại. Vì nồi kim loại sẽ khiến công dụng của thảo dược giảm đi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
- Không nên dùng bài thuốc từ ba kích khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, thầy thuốc.
- Không nên dùng ba kích trong một thời gian quá dài.
- Không sử dụng dược liệu này cho trẻ em dưới 6 tuổi mà chưa có chỉ dẫn, yêu cầu từ bác sĩ.
- Trong quá trình dùng dược liệu có các biểu hiện lạ, khó chịu thì hãy ngưng dùng và nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn.
Địa chỉ bán củ ba kích tím uy tín tại TPHCM
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại cây thuốc có hình dáng khá giống với ba kích. Đồng thời, dược liệu ba kích đang trong thời điểm quý hiếm. Lợi dụng điều này các nhà buông đã pha lẫn bán dược liệu giả, kém chất lượng với giá cao ngất trời.Vì vậy người dùng nên tìm kiểu kỹ trước khi chọn mặt gửi hàng nhé.
Qúy vị nên tìm mua loại ba kích tím sẽ có giá trị dược lý cao hơn loại ba kích trắng. Đặc biệt tìm mua được loại ba kích tím rừng thì càng tốt. Hiện tại giá ba kích tím rừng có giá dao động từ 450.000đ-500.000đ/kg, hàng rẻ hơn quý vị không nên mua vì có thể là hàng kém chất lượng.
Nếu quý vị tin tưởng, hãy đến ngay với cửa hàng Thảo dược Đức Thịnh, với kinh nghiệm trong nghề và cái tâm của nghề nghiệp, chúng tôi tự tin sẽ mang đến sản phẩm Ba kích tím chất lượng nhất cho quý vị yên tâm sử dụng.
Qúy vị có thể đến cửa hàng của chúng tôi để xem và mua hàng trực tiếp. Đối với khách ở xa, chúng tôi có dịch vụ giao hàng tận nơi, quý vị được xem sản phẩm trước khi nhận và thanh toán nên hoàn toàn an tâm không sợ lừa đảo.
(Kết quả hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người)