Hiện nay tại Việt Nam, bệnh thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh xương khớp ngày càng có dấu hiệu tăng cao và trẻ hóa. Đáng lo ngại hơn, nhiều người bệnh vẫn chưa biết được tác hại của căn bệnh này. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Cách chữa ra sao?
Đa phần người bệnh vẫn xem nhẹ căn bệnh này thậm chí còn tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng mà không đến bác sĩ để kiểm tra, dẫn đến việc xuất hiện tình trạng tái đau khi ngưng dùng thuốc.
Theo các chuyên gia, để việc điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần biết được các phương pháp chữa trị, cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động một cách khoa học. Ngoài ra nếu phát hiện sớm và điều trị tận gốc thì sẽ gia tăng khả năng lành bệnh, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Một Số Nguyên Nhân Người Bệnh Điều Trị Không Khỏi Bệnh
– Chọn lựa sai phương pháp điều trị: “Tự bốc thuốc” là thói quen của nhiều bệnh nhân xương khớp hiện nay.
– Tự ý dừng liệu trình điều trị: Nóng lòng chữa hết bệnh là tâm lý chung của tất cả bệnh nhân. Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phức tạp cần sự kết hợp của nhiều liệu trình điều trị khác nhau nếu tự ý ngưng điều trị có thể khiến cơn đau nhanh chóng tái phát.
– Chế độ sinh hoạt sau khi điều trị không khoa học: Khả năng tái đau là rất cao nếu người bệnh không thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày.
Một Số Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hiệu Quả
Dùng lá ngải cứu, lá lốt, cây chìa vôi, xương rồng,… để điều trị đĩa đệm bị thoát vị là những bài thuốc có hiệu quả cao, nhưng lại đơn giản và dễ thực hiện đã được nhiều người áp dụng thành công.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, nhả ngải, cây thuốc cứu… thuộc loài thân thảo, mọc hoang ở nơi ẩm thấp hoặc trồng làm rau ăn. Trong dân gian, ngải cứu được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh như đau bụng, điều kinh, an thai và chữa các bệnh xương khớp rất hiệu quả.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Bài thuốc này giúp giảm các cơn đau nhức hành hạ người bệnh nhanh chóng. Để tăng hiệu quả trị bệnh, có thể kết hợp ngải cứu với nhiều vị thuốc khác như vỏ bưởi, mật ong, giấm gạo.
– Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp từ ngải cứu và muối hạt:
Dùng một nắm ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo, cho vào rang nóng với một nắm muối hạt tùy vào mức độ người sử dụng. Sau đó dùng chiếc khăn mỏng bọc hỗn hợp này lại đắp và chườm lên vị trí lưng đau nhức trước khi đi ngủ.
– Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp từ ngải cứu và giấm gạo:
Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, rồi trộn với 200ml giấm gạo, sau đó đem đun nóng trên bếp. Dùng bọc hỗn hợp cuộn vào khăn mỏng, xoa dọc vị trí cột sống bị đau nhức trong khoảng 15 phút.
Phải thực hiện xoa bóp bằng ngải cứu và giấm gạo liên tục và thường xuyên từ 2-3 tuần, những cơn đau nhức thuyên giảm rõ rệt.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi
Chìa vôi hay còn gọi là cây bạch phấn đằng, một loại cây dây leo thân có nhiều phấn trắng, lá xẻ thùy hình chân vịt, mọc phổ biến ở các vùng núi ẩm ướt, ven sông, ven suối nước ta.
Theo Đông y, cây chìa vôi có vị đắng, hơi chua, tính mát, có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, sưng hạch bạch huyết, ung nhọt, rắn cắn…
Bài thuốc dùng dây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng độc vị với liều lượng 100g loại khô sắc với 1,5l nước, cô cạn lại còn 1 lít và sử dụng hết trong ngày.
Để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, bạn cũng có thể sắc kết hợp thêm các vị thuốc nam khác với liều lượng như sau: Chìa vôi 40g, cỏ xước 20g, lá lốt 20g, tầm gửi 20g, dến gai 20g.
Tất cả rửa sạch và sắc chung với 1,5l nước, cô cạn còn 1 lít nước, uống trong ngày. Kiên trì uống liên tục từ 1-3 tháng sẽ có kết quả đáng mong đợi.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Lá lốt không chỉ dùng để chế biến món ăn trong dân gian mà còn là vị thảo dược chữa trị được nhiều bệnh. Nó có tính kháng khuẩn, tính kháng viêm có tác dụng giảm đau nhức, ngừa viêm nhiễm, tê bì, chữa phong thấp, thoát vị đĩa đệm và nhiều các bệnh xương khớp khác hiệu quả.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Để điều trị thoát vị đĩa đệm, có thể áp dụng bài thuốc đắp như sau:
Chuẩn bị 1 nắm lá lốt (khoảng 100g) với 1 bát muối hạt to. Rửa lá lốt cho thật sạch, sau đó đem cắt nhỏ rồi cho vào chảo rang nóng cùng với muối hạt. Rang đến khi lá lốt héo lại thì cho cả lá lốt và muối hạt còn nóng vào miếng vải mỏng và chườm lên chỗ khớp bị đau.
Bạn có thể thực hiện lặp lại 2-3 lần trong ngày để các khớp xương đỡ đau nhức và cơ thể dễ chịu hơn.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Trong y học dân gian, cây xương rồng là loại thuốc có tính hàn, vị đắng được dùng để trị táo bón, ho và xương khớp, nhất là thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Để tăng hiệu quả chữa bệnh người ta kết hợp cây xương rồng với muối hạt, ngải cứu, cúc tần,…
– Bài thuốc từ Xương rồng và muối hạt:
Người ta dùng xương rồng 3 cạnh hoặc xương rồng ông.
Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 nhánh xương rồng rửa sạch,sau đó cạo hết phần cạnh có gai, rồi đập dập, trộn đều lên với một nắm muối hạt, cho hỗn hợp này lên trên chảo sao nóng. Dùng vải sạch bọc hỗn hợp lại rồi đắp lên vị trí thoát vị đĩa đệm.
Áp dùng bài thuốc dân gian này chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng này hàng ngày. Khoảng 2 tuần sau sẽ có hiểu quả rõ rệt.
– Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm từ xương rồng bẹ:
Xương rồng bẹ trong dân gian còn được gọi là xương rồng bà có gai, cây vợt gai, tiên nhân chưởng hoặc gai bàn chải. Là cây có tính mát, vị đắng và không độc tính. Nó chứa chất heterosid flavonic có nhiều tác dụng như giảm đau, chống viêm và chống co thắt rất tốt.
Cách thực hiện: Lấy 2 – 3 lá xương rồng bẹ, rửa sạch, bỏ hết gai, rồi ngâm xương rồng vào nước muối pha loãng khoảng 5 phút. Sau đó nướng nóng đều 2 mặt, áp trực tiếp lên vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm.
Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách này đều đặn trong 15 ngày để đạt được hiệu quả nhất.
Trên đây là một số bài thuốc cơ bản nhất trong dân gian để chứa bệnh thoát vị đĩa đệm có hiệu quả tốt và được sử dụng phổ biến. Chắc chắn bạn đã biết đáp án cho câu hỏi bệnh thoát vị đĩa đệm chữa được không rồi chứ. Hãy áp dụng ngay những bài thuốc tuyệt vời như trên để có thể chữa trị hiệu quả căn bệnh này nhé!