Bà bầu có ngậm được quả kha tử không?

Quả kha tử là gì mà gần đây có rất nhiều mẹ bầu đang săn lùng? Liệu thật sự bà bầu có ngâm được quả kha tử không? Mời bạn cùng Thảo Dược Đức Thịnh khám phá qua bài viết này nhé!

Quả kha tử là gì?

Quả kha tử được lấy từ cây kha tử, cây còn có tên gọi khác là cây kha, chiêu liêu, kha lê tặc, tên khoa học là myrobolan de commerce. Cây chủ yếu mọc ở miền nam nước ta và một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Trung Quốc.

Quả được thu hoạch vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 khi quả đã chín. Quả kha tử được người dân lấy về phơi khô để dùng làm thuốc trị bệnh.

Quả kha tử có hình trứng, thuôn nhọn ở hai đầu, thân có năm cạnh dọc. Đường kính dài khoảng 3cm, chiều dài tầm 5cm. Quả thịt dày, vị chua, chát và đắng, khó nuốt.

Quả kha tử là gì?

Quả kha tử có tác dụng gì?

Tác dụng của quả kha tử cũng là điều được nhiều người mẹ quan tâm khi đặt ra câu hỏi bà bầu có ngậm được quả kha tử không? Ngày nay, theo kết quả nghiên cứu y học hiện đại đã khẳng định quả này có tác dụng điều trị viêm họng, khan tiếng rất tốt.

Đối với tác dụng giảm ho, hoạt chất polysaccharid chứ bên trong quả kha tử giúp trị ho hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia, tác dụng lâm sàng của hoạt chất này còn rõ rệt hơn những chất chống ho mạnh khác như codein. Cụ thể, sau khi dùng thuốc bào chế từ quả kha tử trong 30 phút, người bệnh sẽ giảm phản xạ ho nhanh chóng.

Ngoài ra, theo viện thống kê Ấn Độ, nhờ có chứa alloyl nên quả kha tử có khả năng kháng virus rất mạnh. Hoạt chất này có tác dụng ức chế các virus loại 1 cũng như một số loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch.

Nghiên cứu còn cho thấy hàm lượng tanin giàu chiếm từ 24-64% tổng hợp có trong quả kha tử đã giúp cho vị thuốc này trở thành chất kháng sinh tự nhiên và diệt khuẩn rất mạnh.

Quả kha tử có tác dụng gì?

Bà bầu có ngậm được quả kha tử không?

Người mẹ khi mang thai, sức đề kháng sẽ bị suy giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi mắc bệnh việc dùng thuốc cho những đối tượng này cần lưu ý, đặc biệt để vừa khỏi bệnh lại vừa không ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu không nên tự ý dùng thuốc, nhất là thời điểm trong 3 tháng đầu của thai kỳ và khi không được sự cho phép của bác sĩ.

Bà bầu có ngậm được quả kha tử không? Từ xa xưa, người dân đã biết dùng quả kha tử để điều trị một số bệnh thông thường cho phụ nữ mang thai như ho, cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi. Đây là một loại thảo dược được chứng minh rất an toàn với bà bầu cũng như trẻ nhỏ nên bạn hoàn toàn yên tâm.

Bà bầu có ngậm được quả kha tử không?

Cách dùng quả kha tử cho bà bầu

Ngoài vấn đề bà bầu có ngậm được vị thuốc này không, các mẹ cũng cần lưu ý đến cách dùng quả kha tử đối với từng căn bệnh cụ thể.

Chữa ho

Mẹ bầu có thể ngậm nguyên quả kha tử, tồi nuốt nước đến khi quả không còn vị chát. Sau vài giờ, nếu vẫn chưa thấy đỡ ho hơn là bạn có thể ngậm thêm một quả nữa. Nếu cảm thấy khó chịu với vị đắng của quả kha tử, bạn có thể dùng 8g quả khả tử, 10g cát cánh, 6g cam thảo, sắc thành nước để uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách dùng quả kha tử ngâm mật ong để dùng dần khi cần. Cách ngâm rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 150 – 200g quả kha tử khô, tách hạt rồi bảo vào ngâm với 500ml mật ong rồi đậy nắp kín. Sau 1-2 ngày, đem ra uống 10ml/1 lần.

Cách dùng quả kha tử cho bà bầu

Ngộ độc thức ăn

Bài bàu có thể dùng bài thuốc từ quả kha tử đẻ điều tị ngộ độc thức ăn, gồm các nguyên liệu: quả kha tử nướng chín bỏ hạt 8g và hoàng liên 5g, đem hai vị thuốc xay nhuyễn thành bột. Hòa tan bột với một chút nước đun sôi uống 3 lần trong ngày.

Chữa kiết lỵ

Bài thuốc gồm 30g quả kha tử, 100g hoàng liên, 20 hạt nhục đậu khấu bỏ vỏ. Tất cả đem đi tán thành bột mịn, rồi rộn thêm chút hồ để nặn thành viên nhỏ. Mỗi lần uống 15 viên, trong ngày uống 2 lần.

Đến đây, bạn có thể trả lời câu hỏi bà bầu có ngậm được quả kha tử không? Tuy dùng được nhưng bạn phải nhớ những lưu ý khi sử dụng để tránh gây hại cho thể trong thời gian kỳ nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *