Uống cà gai leo có tốt cho bà bầu không?

Nhiều chị em đã sử dụng cà gai leo hằng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình nhưng khi có thai thì lại không biết liệu cà gai leo có tốt cho bà bầu không? Dưới đây, thảo dược Đức Thịnh sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu hiểu được thảo dược này có tốt cho mẹ bầu không nhé!

cà gai leo có tốt cho bà bầu
Việc uống cà gai leo có tốt cho bà bầu không thì tham khảo bài viết

Cà gai leo có tốt cho bà bầu hay không?

Vậy cà gai leo có tốt cho bà bầu không? Khi thai phụ mắc phải bệnh gan như viêm gan B,  tỷ lệ lây nhiễm sang cho thai nhi là rất cao, chiếm đến 40%. Vậy nên, việc sử dụng các biện pháp điều trị bệnh cũng như phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con đang là vấn đề của các bà mẹ lúc này. Tuy nhiên, việc trị bệnh gan bằng cách sử dụng cà gai leo có tốt cho bà bầu hay không thì nhiều người vẫn đang thắc mắc, cần được biết chắc chắn để đảm bảo an toàn.

Theo những công trình nghiên cứu của Đông y và cả Tây y, cà gai leo là dược liệu cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm gan do virus không thua kém gì các loại thuốc tân dược. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của cà gai leo trong hỗ trợ điều trị các bệnh về gan bao gồm:

  • Cà gai leo chứa hoạt chất glycoalkaloid giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng bệnh gan
  • Cà gai leo giúp giải độc gan, hạ men gan, cải thiện chức năng gan
  • Cà gai leo giúp người nhiễm virus viêm gan B hạn chế biến chứng thành xơ gan, do đó giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy, cà gai leo là một thảo dược lành tính và an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, đối với trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng cà gai leo để trị bệnh.

Theo các chuyên gia cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sử dụng cà gai leo tốt cho bà bầu cả. Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai, cơ thể bà bầu rất nhạy cảm với các thành phần hoạt chất có trong cà gai leo. Do đó, điều này có thể tác động không tốt với thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo an toàn,  các bạn không nên dùng cà gai leo tại nhà.

Nếu mẹ bầu còn đang băn khoăn chưa biết cà gai leo có ảnh hưởng đến sinh sản không, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và điều trị một cách khoa học nhất, bảo đảm sức khỏe cho bà bầu và thai nhi. Cà gai leo có tốt cho bà bầu không thì như vậy bạn đã có câu trả lời rồi!

>>> Cà gai leo mua ở đâu thì tốt nhất?

Đang cho con bú có uống được cà gai leo không?

Như đã giải thích ở trên, đối với phụ nữ có thai không nên sử dụng cà gai leo để trị bệnh vì chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đảm bảo cà gai leo an toàn cho phụ nữ mang thai. Vậy, phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng cà gai leo được không?

Cho con bú có uống được cà gai leo
Mẹ cho con bú có uống được cà gai leo không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì chỉ nên cho bé bú đến tháng thứ 6 thì ngừng. Bởi vì khi bé bắt đầu mọc răng có thể làm chảy máu ở núm vú khi ti sữa, nguy cơ lây nhiễm virus rất cao.

Và trong thời gian này, mẹ vẫn có thể dùng cà gai leo để điều trị viêm gan, vì các nghiên cứu kiểm nghiệm cho thấy cà gai leo không gây tác dụng phụ với phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên các mẹ cần sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo của các bác sĩ đông y, tránh lạm dụng để đảm bảo an toàn. Nếu lạm dụng sẽ dể bị tác dụng phụ bạn nhé.

>>> Cà gai leo trị bệnh gan hiệu quả ra sao?

Trẻ nhỏ có sử dụng cà gai leo được không?

Cà gai leo chỉ phát huy tác dụng khi biết sử dụng đúng cách và đúng tình trạng bệnh của từng người. Theo nghiên cứu của thảo dược Đức Thịnh cho thấy rằng cà gai leo không gây ra tác dụng phụ nào.

Nhưng cần lưu ý rằng trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên dùng cà gai leo vì các hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển toàn diện như gan, mật… hàm lượng độc tính có trong cây sẽ ảnh hưởng cơ thể còn non kém của trẻ.

Nếu trường hợp trẻ mắc các bệnh lý về gan như  vàng da, vàng mắt, viêm gan, …bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sĩ có chuyên để được thăm khám sớm nhất. Không nên tự ý sử dụng cà gai leo tại nhà cho trẻ.

Cà gai leo có thực sự tốt?

Theo những nghiên cứu khoa học của viện quốc gia Việt Nam năm 2002 đã đưa ra kết luận rằng cà gai leo có các hoạt chất quý như glycoalcaloid , alcaloid. Những hoạt chất này có chức năng như lá chắn bảo vệ những tế bào gan hiệu quả. Nó giúp ngăn chặn được những tế bào viêm gan phát triển, hỗ trợ điều trị những căn bệnh như xơ gan, giúp thải độc tố giúp gan khỏe mạnh hơn.

Đặc biệt sử dụng cà gai leo có tác dụng làm giảm nồng độ virus viêm gan B, qua thời gian sẽ làm âm tính virus này. Nhưng dù tốt thì cà gai leo có tốt cho bà bầu không thì bạn đã rõ. Cơ bản với bà bầu thì cần phải nghiên cứu kỹ.

Uống nhiều cà gai leo có hại không?

Nhiều người lựa chọn uống cà gai leo để chữa trị bệnh là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Một số người còn sử dụng cà gai leo để uống thay nước lọc hằng ngày, nhưng rất lo lắng không biết rằng uống nhiều cà gai leo có hại hay không.

Uống cà gai leo nhiều có hại không
Theo bạn uống cà gai leo nhiều có hại không

Sau những nghiên cứu của thảo dược Đức Thịnh, cà gai leo giúp làm phục hồi và bảo vệ chức năng gan. Gan khỏe cũng chính là một trong những tiền đề để nâng cao sức khỏe và chức năng thận. Vì khi gan khỏe mạnh, sẽ điều tiết và loại bỏ các chất độc tố ra ngoài cơ thể .

Các thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy cà gai leo rất lành tính, không có độc, và không tìm thấy bất kỳ tác dụng phụ nào của cà gai leo. Việc sử dụng cà gai leo thường xuyên sẽ không làm ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể.Vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng cà gai leo hàng ngày mà không cần lo lắng.

>> Nếu lo lắng thì hãy tham khảo bài viết có nên uống cà gai leo thường xuyên không nhé!

Tuy nhiên bạn cũng không nên dùng quá nhiều. Lưu ý bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y để có một liều lượng thích hợp cho cơ thể. Vì thể trạng mỗi người khác nhau nên liều lượng khác nhau rất nhiều.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã có một đáp án cho câu hỏi cà gai leo có tốt cho bà bầu hay không rồi. Đối với phụ nữ mang thai, chắc chắn khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay thực phẩm gì đều nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa, tránh những trường hợp không đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe mẹ bầu và em bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *