Cách làm nhang ngải cứu

Dùng nhang ngải cứu để châm cứu điều trị bệnh đau nhức xương khớp tại nhà không còn là phương pháp xa lạ đối với người dân Việt Nam. Nhưng cách làm nhang ngải cứu như thế nào là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Ở bài viết sau, mình sẽ giới thiệu đến quý vị cách làm nhang ngải cứu cực kì đơn giản.

Cách làm nhang ngải cứu

Ngải cứu là cây trồng lâu năm mọc thành từng bãi ở ruộng đồng, theo nghiên cứu cho thấy ngải cứu có rất nhiều công dụng trị bệnh như: đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, đau vai gáy, bại liệt tay chân do tai biến mạch máu não, hỗ trợ chữa nôn mửa, đầy hơi chướng bụng,…

Cách làm nhang ngải cứu

Ở các vườn lớn, người ta thu hoạch ngải cứu vào tầm tháng 5 âm lịch.

  • Cách 1:

– Hái cả cành và lá đem về phơi trong bóng râm hoặc nơi có nắng yếu đến khi khô, mang vào tán nhỏ.

– Sau đó, rây mịn bằng máy rây bột, thu được phần lông trắng và tơi làm mồi cứu. Phần này có tên gọi là ngải nhung.

– Chúng ta chỉ nên lấy lông ngải cứu vì có chứa nhiều tinh dầu, lại cháy được lâu mà không tắt.

110.000₫
Còn hàng
Thaoduocducthinh.com
  • Cách 2:

– Ngoài ra, cách làm nhang ngải cứu thứ 2 đó là lá ngải cứu khi thu hoạch về phơi khô, rửa sạch cho vào chảo gang lớn, dùng 1 đôi đũa dài để sao trong lửa nhỏ, sao đến khi lá giòn rồi hạ thổ.

– Xong cho vào cối để giã nát nhuyễn hoặc bỏ vào rổ lớn, chà xát đến khi nào lá ngải cứu nát ra thành bột là được.

– Tiếp theo nhặt bỏ hết cuống và giữ lại lông trắng của lá và thân.

Cách làm nhang ngải cứu

– Bước tiếp theo, là lấy lá ngải cứu khô vò nát, bỏ đi phần cành với cuống lá, chỉ giữ lại lá, bỏ phần ngải nhung ở trên vào khoảng chừng 5 đến 7g, sau đó cuốn lại thành điếu như thuốc lá hoặc có thể to hơn khoảng 13-15cm.

– Có thể gói 2 đầu của cuốn lại để ngải nhung không bị rớt ra ngoài.

Nhang ngải cứu có tính nóng ấm cao nên khi đốt lên làm nóng các huyệt (hay còn gọi là cứu) giúp cho khí huyết lưu thông, làm mềm các cơ, giảm đau, giảm sưng và tan đi máu bầm.

Lời khuyên: 

– Khi chữa bệnh bằng cách châm cứu, bạn hãy sắt 1 lát gừng tươi mỏng sau đó châm vài lỗ nhỏ cho da khỏi bị bỏng, nhưng hơi nóng thì vẫn ngấm vào da thịt.

– Lấy một nắm ngải nhung vo lại như viên bi đặt lên trên miếng gừng rồi đốt, sức nóng của ngải sẽ làm dịu các cơn đau rõ rệt.

Cách làm nhang ngải cứu

Một số phương pháp cứu nóng được áp dụng như sau:

  • Cứu bổ: Dùng 1 thẻ nhang hơ lên huyệt đến khi người bệnh cảm thấy dễ chịu để điểu trị các bệnh hư suy đau yếu
  • Cứu tả: Đưa nhang gần sát da, khi nào người bệnh cảm thấy nóng  thì đưa lên, thực hiện như vậy từ 3 đến 5 lần, cách này để chữa các bệnh mới phát .
  • Cách xoay tròn: Để cây nhang lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì bắt đầu đi chuyển nhang theo vòng tròn kim đồng hồ từ hẹp ra rộng cho đến khi nóng ở vùng định cứu. Làm khoảng 2 đến 3 lần để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt,…
  • Cách rà trên da: Dùng ngải để rà trên da với tốc độ vừa phải, cách da khoảng 1-2 cm để tìm điểm nóng rát, khi tới vùng da này thì phải nhấc thanh nhang lên, làm như vậy từ 3-5 lần. Cầm ngải phải chếch về da, giống như cầm bút sao thì cầm y như vậy. 

Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhang ngải cứu

  • Thời điểm thích hợp nhất là ngay sau bữa ăn nên cứu nóng.
  • Thời gian mỗi lần thực hiện chỉ từ 3 -5 phút.
  • Không nên lạm dụng cứu quá nhiều ở 1 huyệt.
  • Người có da mẫn cảm, hoặc bị tiểu đường, người già và trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kì kinh nguyệt nên cẩn thận và hạn chế sử dụng.
  • Nên kiêng gió và nước khoảng 1 tiếng sau khi hơ huyệt.
  • Để nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em.

Hy vọng với bài viết nêu trên giúp quý vị phần nào nắm được quy trình cách làm nhang ngải cứu để có thể tự chế biến hoặc hãy đến với chúng tôi, Thảo Dược Đức Thịnh chuyên cung cấp nhang ngải cứu chính hiệu, sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng tuyệt đối, giá cả cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *