Kim ngân hoa thuộc dòng thực vật có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy. Chúng thường được mọi người sử dụng trồng làm cảnh trong nhà với ý nghĩa mang lại tài lộc cho gia chủ. Hơn thế nữa, đây còn là một loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết đến.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Cây kim ngân là thảo dược gì?
Kim ngân hoa hay còn gọi là nhẫn đông, thuộc họ kim ngân (Caprifoliaceae), có tên khoa học là (Lonicera japonica Thunb.). Cây dạng thân leo quấn quanh, cành non có lớp lông bao phủ, sau nhẵn, màu hơi đỏ có vân.
Lá kim ngân hoa mọc đối, có hình mũi mác. Hoa kim ngân mọc thành cụm ở tận cùng kẽ các lá, thành xim hai hoa. Lúc mới ra hoa màu trắng, sau chuyển thành màu vàng. Trên cùng của một cành sẽ có lẫn cả hoa trắng và hoa vàng, vì vậy mà cây có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả kim ngân hoa hình cầu, màu đen.
Tác dụng dược lý của kim ngân hoa
Theo đông y, kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, tiêu thũng, tán độc, khu phong, trừ thấp, giải chư sang. Chủ trị của các bài thuốc chữa ôn bệnh phát nhiệt, tiêu chảy, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, ghẻ lở, hắc lào, giang mai, đau họng, sởi, sưng viêm tuyến vú do tắc sữa, cảm cúm…
Còn qua nhiên cứu y học, cây kim ngân hoa được ghi nhận với nhiều tác dụng dược lý, chẳng hạn như:
Tác dụng kháng khuẩn
Nước sắc kim ngân hoa có khả năng ức chế mạnh với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lao, trực khuẩn ho gà, não cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng,… cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…
Nhiều nghiên cứu dược lý đã xác nhận về tác dụng kháng khuẩn của kim ngân hoa trên nhiều cơ chế. Tác dụng này được đánh giá là có phổ kháng khuẩn rộng hơn, tác động mạnh hơn so với các loại thảo dược khác.
Đặc biệt, nghiên cứu dược tính hoa kim ngân có khả năng kháng khuẩn với E. coli và S. aureus (là vi khuẩn đường ruột và khuẩn ở đường hô hấp). Bên cạnh đó, y học còn ghi nhận tác dụng kháng nấm của kim ngân.
Có thể kể đến một số loại nấm bị ức chế bởi kim ngân hoa như Penicillium citrinum, Fusarium moniliforme, Aspergillus niger, Cryptococcus neoformans, Candida albicans. Đồng thời, các nghiên cứu còn cho thấy kim ngân hoa không chỉ ức chế mầm bệnh thông thường.
Mặt khác, những hoạt tính dược lý của kim ngân hoa còn có hiệu quả đáng kể đối với một số khuẩn kháng thuốc. Các kết quả này, cung cấp cho các nhà khoa học nhiều dữ liệu quý giá trong điều trị chống mầm bệnh kháng thuốc.
Tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa
Kim ngân hoa có thể dùng để gây ức chế sản xuất histamine và giảm đáng kể prostaglandin E 2 (một hoạt chất được giải phóng ra từ quá trình viêm). Ngoài ra, kim ngân còn có tác dụng chống oxy hóa đối với axit linoleic, dầu hạt cải, dầu đậu phộng và mỡ heo, thông qua việc ức chế phản ứng chuỗi gốc tự do trong dầu.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Tác dụng kháng virus
Với các thành phần axit chlorogenic, flavonoid, acid caffeoylquinic iridoid glycoside có trong kim ngân hoa. Những hoạt chất này có thể gây ức chế Herpes simplex trong viêm giác mạc và virus trong viêm phổi, cúm.
Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh
Dùng kim ngân hoa thường xuyên sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, hưng phấn hơn nhờ khả năng tác động thẳng đến dây thần kinh. Vì vậy, thông thường sử dụng dược liệu xong sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng hiệu quả.
Cây kim ngân hoa chữa bệnh gì?
Với các tác dụng dược lý bên trên, cây kim ngân hoa được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả với các cách dùng chi tiết như sau:
Kim ngân hoa chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng
Dùng kim ngân hoa 6g hoặc 12g cành và lá. Dược liệu đem rửa sạch, sắc với nước 100ml, sắc cạn còn 10ml, thêm 1 một ít đường vào cho đủ ngọt (tầm 4g). Sau đó cho nước sắc vào ống bịt kín, hấp tiệt trùng để bảo quản.
Nếu dùng ngay thì không cần cho vào ống, chỉ cần đun sôi rồi giữ sôi trong 15 phút, để nửa giờ là uống được. Đối với người lớn uống 2 – 4 liều, trên 2 – 4 ống/ngày. Còn trẻ em thì 1 – 2 liều, tương đương với 1 – 2 ống/ngày.
Kim ngân hoa chữa viêm gan mãn tính
Dùng kim ngân hoa 16g, nhân trần 20g, hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g, kết hợp với phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g và cam thảo 4g. Tất cả dược liệu đem sắc nước uống trong ngày.
Kim ngân hoa chữa sốt xuất huyết
Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g, dùng với cỏ nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g, kết hợp liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g và chi tử 8g. Các dược liệu dùng sắc nước uống mỗi ngày. Nếu khát nước thêm huyền sâm sinh địa, mỗi vị 12g hoặc có tình trạng sốt cao thì dùng thêm chi mẫu 8g.
Kim ngân hoa chữa viêm phổi trẻ em
Dùng kim ngân hoa 16g, thạch cao 20g, tang bạch bì 8g, kết hợp với tri mẫu, hoàng liên, liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 6g và cam thảo 4g. Các dược liệu đem sắc nước uống trong ngày.
Kim ngân hoa chữa bệnh vảy nến
Dùng 16g hoa kim ngân, 8g quả ké, 8g trúc diệp, 8g ngưu bàng tử, 8g hạ khô thảo, 6g bạc hà, 6g chi tử, 16g liên kiều, 12g thổ phục linh, 12g bồ công anh. Tất cả dược liệu đem sắc thuốc, chia làm 2 ngày uống. Uống 3 lần/ngày trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
Kim ngân hoa chữa viêm tuyến vú
Dùng kim ngân, cam thảo, hoàng kỳ, đương quy, mỗi vị 10g và 1/2 chén rượu. Hoàng kỳ sẽ đem nướng mật rồi cho vào siêu sắc cùng các vị còn lại, nước sắc chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý khi dùng cây kim ngân hoa chữa bệnh
Kim ngân hoa lành tính, không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Tuy nhiên, thảo dược này sẽ hạn chế về đối tượng dùng như:
- Người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong kim ngân hoa
- Người mắc tình trạng hư hàn
- Người bị tình trạng mụn nhọt đã lở loét nghiêm trọng và mụn nhọt đã bị vỡ. Phụ nữ đang hành kinh
Dược liệu này không nên dùng trong thời gian dài, đặc biệt là trà kim ngân hoa. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến cơ thể ngày càng yếu, làm ảnh hưởng lớn đến dạ dày và gây đờm ở cổ. Hơn nữa, kim ngân vốn có tính lạnh nên khi dùng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Lá kim ngân hoa có chứa thành phần saponin, hoạt chất chứa chất độc rất kém và không gây hại đối với cơ thể. Tuy nhiên, nên thận trọng khi dùng lá kim ngân hoa cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Liều lượng dùng của loại thảo dược này sẽ có sự khác nhau rõ rệt khi sử dụng cho người lớn và trẻ em. Để an toàn và hiệu quả chúng tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Qua bài viết hôm nay, chúng ta có thể thấy được tác dụng vương dược kim ngân hoa đã được sáng tỏ dưới góc nhìn khoa học. Được sự đồng thuận tuyệt đối trong y thư kinh điển. Kim ngân hoa lan tỏa trong đời sống hằng ngày, đặc biệt dược liệu vẫn giữ được vị trí đầu bảng trong vị thuốc giải độc.