Trong dân gian, ngải cứu được biết đến và dùng với nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, vì là bài thuốc dân gian nên nhiều người ngại sử dụng. Nhiều người còn phân vân không biết rằng cây ngải cứu có tác dụng gì? Sử dụng chữa bệnh có an toàn không? Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ xem dược liệu này được y học xác nhận và đánh giá về tác dụng như thế nào nhé!
Cây ngải cứu có tác dụng gì?
Đã từ lâu, tại Ấn Độ, cây ngải cứu được sử dụng làm bài thuốc để điều kinh, trị giun, kháng sinh, lợi tiêu hoá,…. Đặc biệt, rễ ngải cứu có tác dụng bổ và kháng sinh rất tốt. Trong dân gian, ngải cứu là cây thuốc chữa bệnh, một loại rau có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu các cơn đau cơ, tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng,…
Hơn nữa, dược liệu còn là một trong các vị thuốc bổ dành cho mẹ bầu bị động thai, sảy thai liên tiếp. Ngải cứu nổi bật là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu. Trong đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Theo ghi nhận của các nhà khoa học qua nghiên cứu, ngải cứu chứa nhiều thành phần hoạt chất quý như tinh dầu, avonoid, coumarin và các hoạt chất sterol. Trong đó, tinh dầu trong ngải cứu bao gồm: Cineol, -thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin.
Bên cạnh đó, ngải cứu còn chứa một số các thành phần hoạt chất khác là acid amin, cholin và flavonoid. Qua nhiều nghiên cứu, ghi nhận chứa nhiều thành phần dược chất quý, chính vì vậy mà một lần nữa ngải cứu được khẳng định rõ ràng hơn về các tác dụng mang lại là:
Ngải cứu có tác dụng bổ máu
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu vào năm 1999, với một số thành phần hoạt chất trong ngải cứu có khả năng giúp cơ thể thúc đẩy quá trình sản xuất và tái tạo lại các tế bào máu. Đồng thời, dược liệu còn giúp làm tăng hàm lượng máu tuần hoàn trong cơ thể tốt nhất.
Cũng vì vậy mà các chuyên gia sức khỏe đã khuyên ăn ngải cứu đối với các trường hợp người bị thiếu máu, suy nhược thần kinh, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mắt,… sẽ cải thiện sức khỏe rất tốt. Hoặc bà bầu cũng có thể ăn gà hầm ngải cứu để bổ sung máu trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 5 ngọn ngải cứu/lần, 2 – 3 lần/tuần.
Tác dụng của ngải cứu chữa suy nhược cơ thể
Với các đối tượng hay bị suy nhược cơ thể do áp lực công việc, kém ăn,…. việc sử dụng rau ngải cứu mỗi ngày sẽ giúp lấy lại cảm giác thèm ăn, cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa tốt nhất.
Ngoài các tác dụng trên thì ngải cứu còn có nhiều tác dụng khác trong hỗ trợ điều trị bệnh như trị mẩn ngứa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, lợi tiểu,…
Ngải cứu có tác dụng trị mụn, sát trùng, kháng viêm
Trong y học dân gian, trường hợp bị thương hoặc bị va đập mạnh làm bầm tím, dùng lá ngải cứu giã nát đắp lên sẽ giúp sát trùng, kháng viêm, giảm đau, giảm vết bầm hiệu quả. Để lý giải cho tác dụng này của ngải cứu, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu xác nhận.
Vào năm 2000, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện một cuộc thí nghiệm lên 2 nhóm bệnh nhân. Cụ thể, nhóm 1 gồm các đối tượng bị thương nhẹ chảy máu và va đập bầm tím. Nhóm 2 gồm các đối tượng bị thương đang hình thành viêm.
Kết quả sau một vài ngày sử dụng lá cây ngải cứu giã nát dắp vào vết thương, các đối tượng của nhóm 1 đã hết hoàn toàn. Còn các đối tượng thuộc nhóm 2 thì tình trạng viêm đã được cải thiện. Từ nghiên cứu người thật, việc thật, cây ngải cứu được ghi nhận là có tác dụng kháng viêm, sát trùng, giảm đau, làm lành vết thương hiệu quả.
Cũng tương tự, bạn cũng có thể giã nát lá ngãi cứu tươi, đắp lên chỗ mụn hoặc xông tinh dầu ngải cứu để trị mụn rất tốt.
Cách dùng cây ngải cứu hiệu quả
Sắc nước vẫn là cách dùng cổ truyền, phổ biến trước giờ đối với tất cả các loại dược liệu cây thuốc nam nói chung, cây ngải cứu nói riêng. Bên cạnh đó, dược liệu này còn được dùng để rang với muội làm bí kíp giảm cân tuyệt vời.
Sắc ngải cứu uống
Dùng khoảng 30 – 50g ngải cứu khô, rửa qua bằng nước sạch, để ráo. Sau đó, đem dược liệu đi sao vàng hạ thổ, sắc với 1 lít nước. Đun sôi để lửa nhỏ, cô cạn còn 500ml nước, chia ra làm nhiều lần uống trong ngày.
Ngải cứu rang muối
Ngải cứu rang muối là phương pháp hiệu quả trong việc giảm mỡ bụng, cải thiện vòng 2 tốt. Cách thực hiện đơn giản, đầu tiên là rang muối hột cùng ngải cứu cho đến khi có mùi thơm. Sau đó, cho hỗn hợp này vào túi vải, buộc lại, rồi chườm lên bụng. Cứ như vậy, thực hiện 2 lần/ ngày, kiên trì dùng đến khi vòng eo được cải thiện.
Một số món ăn chế biến từ ngải cứu
Ngoài cách dùng ngải cứu sắc nước làm thuốc chữa bệnh. Loại dược liệu này còn có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn bổ ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến món, cá hấp ngải cứu, trứng gà ngải cứu, tim hầm ngải cứu,…
Món trứng chiên ngải cứu
Trứng chiên ngải cứu là một món ăn khá phổ biến trong dân gian. Cách dùng ngải cứu này có tác dụng bồi bổ cơ thể, lưu thông máu lên não tốt hơn. Sử dụng đơn giản, lấy tầm 6 lá ngải cứu rửa sạch, cắt nhỏ cho vào bát cùng với 1 – 2 cái trứng gà, nêm gia vị vừa ăn, đánh tan hỗn hợp. Cuối cùng là thực hiện chiên tương tự như chiên trứng bình thường và thưởng thức thôi.
Món trứng vịt lộn ngải cứu
Để làm món trứng vịt lộn hầm với ngải cứu, cần chuẩn bị 100g lá ngải cứu tươi, 3 quả trứng vịt lộn, 50g rau răm, 1 ít gừng và hành lá, 1 trái ớt, một ít gia vị. Đầu tiên, ngải cứu, hành lá và rau răm mang rửa sạch, cắt nhỏ (riêng rau răm thì không cần cắt).
Đối với gừng sẽ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành sợi. Tiếp theo, cho 3 quả trứng vịt lộn vào nồi, nấu chín. Trong lúc đợi trứng vịt lộn chín, thực hiện cho 1 ít dầu, hành gừng vào nồi phi thơm, rồi cho rau vào xào sơ qua lửa nhỏ.
Khi xào xong rau, quay lại nồi trứng vịt, vớt trứng ra, lột vỏ, cho vào nồi xào ngải cứu lúc nãy và cho thêm 1 chén nước sôi vào nấu tiếp. Khi thấy nồi nước nấu đã sôi thì nêm nếm gia vị (nêm 1 muỗng nhỏ hạt nêm, 1/3 muỗng nhỏ tiêu), nấu trong 30 phút nữa thì dừng và có thể dùng.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Ngải cứu có nguồn gốc từ tự nhiên, là dược liệu quý nhưng cây thuốc lại có chứa độc tính. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, hiệu quả thì ngoài việc tuân thủ cách dùng, liều lượng, liều dùng cho một ngày thì các đối tượng sau không nên dùng dược liệu này, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Không lạm dụng sử dụng dược liệu quá liều.
- Trẻ sơ sinh không nên dùng cây ngải cứu cũng như các bài thuốc từ dược liệu này.
- Người bị tình trạng rối loạn đường ruột không nên sử dụng cây ngải cứu.
- Phụ nữ đang mang thai có thể dùng ngải cứu nhưng nên hạn chế ăn trong 3 tháng đầu. Người có tiền sử sảy thai thì không nên sử dụng cây ngải cứu.
Cây ngải cứu có tác dụng gì? Cây ngải cứu có thể nói là một loại rau bổ dưỡng, một vị thuốc quý có khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, điều này sẽ thật sự đúng khi bạn biết cách dùng, ứng dụng đúng trường hợp, không lạm dụng chúng. Để an toàn và hiệu quả bạn nên tham khảo trước khi mua và sử dụng dược liệu này nhé!