Cây râu mèo là một cái tên rất đáng yêu bởi hình dáng của hoa khi nở rất giống râu con mèo. Đông thời đây còn là vị thuốc đông y được ứng dụng rất nhiều. Đặc biệt là giúp điều trị các bệnh liên quan đến thận. Vậy cây râu mèo mọc ở đâu? Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Cây râu mèo là gì?
Cây râu mèo còn gọi đây là cây bông bạc hoặc cây mao trao đảo. Ngoài ra, cây thuốc này còn có tên khoa học Orthosiphon stamineus benth, thuộc họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây mọc hoang ở vùng đồng bằng hoặc miền núi.
Trong đông y, cây râu mèo có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính mát, có chứa tinh dầu giúp lợi tiểu và thanh nhiệt cơ thể hiệu quả. Toàn bộ phận của cây điều được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm hình ảnh cây râu mèo
Cây râu mèo thuộc cây thân thảo, nhiệt đới và sống lâu năm. Có chiều cao trung bình từ 30-50cm hoặc có thể cao hơn nữa. Thân vuông và cứng, thường mọc thẳng đứng và ít khi phân nhánh. Khi còn non thân sẽ có màu xanh và lớp lông tơ bao phủ. Nhưng khi già thân sẽ chuyển sang màu nâu tím.
Lá cây hình trứng mọc đối xứng nhau thành chữa thập, cuống lá ngắn. Phiến lá giống như hình thoi dài tầm 4-6cm. Gốc lá tròn, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, mặt dưới của lá có gân nổi rõ.
Cụm hoa thường mọc thẳng ở phần ngọn hoặc đầu cành hồm có 6-10 vòng. Mỗi vòng có 6 hoa màu trắng trong hoặc hơi ngả sang tím. Với phần nhị hoa vươn dài ra bên ngoài và dài hơn tràng hoa gấp 2 lần. Mùa hoa quả cây râu mèo thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 mỗi năm.
Cây râu mèo mọc ở đâu?
Nhờ vào những công dụng tuyệt vời mà cây râu mèo mang lại nên được nhiều người quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi. Trong đó có câu hỏi cây râu mèo mọc ở đâu? Bạn sẽ biết được câu trả lời ngay dưới đây.
Cây râu mèo thường mọc hoang trong tự nhiên và phân bố tập trung nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia và các quốc gia trong khu vực Đông Dương, trong đó có cả Việt Nam.
Ở nước ta, cây thuốc này phân bố hầu như ở khắp các tỉnh thành, tuy nhiên tập trung nhiều nhất vẫn ở các tỉnh khu vực miền núi phía bắc như Sapa, Hà Tây, Cao Bằng, Hòa Bình, Lâm Đồng, Ba Vì, Ninh Thuận và những vùng có khí hậu lạnh.
Ở khu vực miền nam, cây râu mèo được nhân giống trồng nhầm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy xí nghiệp. Mặc dù chúng mọc hoang và được trồng khá phổ biến nhưng do hiện nay nhu cầu sử dụng ngày càng phổ biến nên hàng năm chúng ta vẫn phải nhập cây thuốc này từ các nước lân cận.
Thành phần hóa học của cây râu mèo
Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, trong cây râu mèo có chứa chất đắng glucozit gọi là orthsiphonin, chất này ít tan trong rượu nhưng tan nhiều trong nước có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và giải độc gan.
Ngoài ra, trong cây thuốc này còn chứa một ít tinh dầu và chất béo tanin, cùng với 5% glucose và lượng muối vô cơ cao, trong đó chủ yếu là muối kali. Một số nghiên cứu khác còn tìm thấy chất sapophonin có tác dụng giúp thải độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể.
Cây râu mèo là một cây thuốc với rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và hoàn toàn lành tính. Vì vậy bạn có thể an tâm khi sử dụng cây thuốc này.
Trên đây là bài viết chúng tôi đã giải đáp thắc mắc cây râu mèo mọc ở đâu, bạn có thể tham khảo. Nếu đã biết được địa điểm phân bố của cây thuốc này bạn có thể tìm kiếm nó về để điều trị bệnh cho mình hoặc người thân.