Cây sài đất có uống được không? Cây sài đất còn được gọi là hùng trám, cây hoa múc,… thường mọc trên mặt đất với tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Do đó, nhiều người nhầm tưởng rằng sài đất chỉ là một loại cây cỏ dại. Thực tế không phải thế, cây sài đất là một loại thảo dược quý có tác dụng điều trị được nhiều chứng bệnh.
Chính vì vậy, trong bài viết này Đức Thịnh muốn bật mí với bạn đọc về cây sài đất có uống được không, có tác dụng gì, cùng theo dõi nhé!
Tác dụng của cây sài đất là gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Thịnh, cây sài đất là một thảo dược quý trong Đông Y, cây thuốc thuộc tính mát và có vị chua ngọt. Tác dụng chữa bệnh của cây sài đất đã được YHCT chứng minh tính hiệu quả và an toàn.
Đây là loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền chữa được nhiều bệnh như: giảm sốt, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm.
Thảo dược này còn có tác dụng trong việc phòng chống một số loại bệnh về sởi hay bạch hầu.
Ngoài ra, cây thuốc này còn có tác dụng tốt trong việc chữa một số bệnh ngoài da như: viêm da, rôm sảy ở trẻ và chữa bệnh viêm bàng quang, viêm tuyến vú, hở van tim,…
Cây sài đất có uống được không?
Qua những tác dụng trên có thể thấy được cây sài đất là một vị thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho con người. Kèm theo đó là thắc mắc cây sài đất có uống được không? Bởi nhiều người chỉ thấy cây này được dân gian sử dụng tắm để chữa các bệnh ngoài da.
Lương y Nguyễn Đức Thịnh cho biết cây sài đất là loại thảo dược vừa được dùng ngoài da vừa có thể sắc lên uống. Vậy cách sắc uống cây sài đất như thế nào, thì hãy xem tiếp phần dưới.
Hướng dẫn cách sử dụng cây sài đất
Uống nước thảo dược sài đất có thể chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh bạn cần biết liều lượng và cách sử dụng cây thuốc. Lương y Nguyễn Đức Thịnh sẽ hướng dẫn những bài thuốc chữa bệnh từ cây sài đất như sau:
Trị rôm sảy và nổi mẩn ngứa cho trẻ nhỏ:
Lấy một nắm lá sài đất tươi rửa sạch, nhớ ngâm qua với dung dịch muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó, lấy thảo dược nấu nước, để nguội hoặc pha thêm nước lạnh để cho nước bớt nóng chỉ ấm ấm thôi, rồi tắm cho trẻ ngày 1 – 2 lần.
Khi tắm lấy phần bã xoa nhẹ lên vùng da bị rôm sảy, nổi mẩn ngứa để tăng hiệu quả. Sau đó thì tắm lại bằng một lượt nước sạch.
Hạ sốt:
Lấy 20g – 50g lá sài đất tươi rửa sạch (Nên ngâm thảo dược qua dung dịch muối loãng để loại bỏ vi khuẩn còn bám lại), rồi để ráo nước.
Sau đó, giã nát thảo dược, rồi chắt lấy nước uống, còn phần bã thì đắp vào lòng bàn chân để hạ nhiệt nhanh hơn.
Thanh nhiệt và giải độc gan:
Lấy 100 – 200g cây sài đất tươi ngâm qua dung dịch muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn còn bám trên thảo dược, rồi rửa lại với nước cho sạch thì thôi. Sau đó để ráo nước, rồi dùng ăn sống trong bữa ăn.
Bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích xoay quanh chủ đề cây sài đất có uống được không. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết cung cấp có thể giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này. Đồng thời có thể “bỏ túi” cho mình cách chế biến và thực hiện bài thuốc từ thảo dược sài đất khi cần thiết.