Trong tự nhiên, chúng ta thường thấy cây tầm gửi trên cây mít, cây dâu, cây xoan, cây gạo, cây chanh, cây bưởi, cây cúc tần,…. Đặc biệt, cây tầm gửi trên cây mít. Đây là loại tầm gửi mang đến nhiều giá trị sức khỏe đáng quý trong y học. Ở bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về loài tầm gửi này nhé!
Đặc điểm tầm gửi trên cây mít
Là loài thực vật có hoa trong họ tầm gửi, Loranthaceae. Cây tầm gửi thuộc loài sống ký sinh trên thân cây khác. Cây có lá xanh giúp cây tự quang hợp. Rõ nhất là, bộ rễ tầm gửi bám chặt, sâu vào vỏ thân cây chủ để cố định, hút chất dinh dưỡng sống và sinh trưởng.
Phiến lá cây tầm gửi có hình mác đến oval. Gân lá nhìn giống hình lông chim hoặc song song. Thân cây tầm gửi dạng thân gỗ, giòn. Cành cây thì có thể chia đốt. Tốc độ phát tán, lan truyền của tầm gửi cực nhanh, đặc biệt nhất là tầm gửi lùn.
Cách thu hái, sơ chế cây tầm gửi trên cây mít
Cây tầm gửi được thu hái về, nhặt bỏ lá sâu, tạp chất. Sau đó, cắt ngắn dược liệu, đem phơi khô trong bóng râm hoặc nơi có ánh sáng yếu, có thể tẩm rượu, sao qua rồi bảo quản dùng dần.
Cách bảo quản cây tầm gửi khô sau sơ chế
Dược liệu cây tầm gửi trên cây mít sau khi sơ chế để bảo quản dùng trong thời gian dài cần cho vào bọc kín hay đựng trong hũ kín, để nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để dược liệu nơi ẩm ướt, nơi có ánh nắng trực tiếp.
Tác dụng chữa bệnh của cây tầm gửi trên cây mít
Cây tầm gửi trên cây mít đã được dân gian biết đến, sử dụng làm cây thuốc từ lâu. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển, loài tầm gửi này được đưa vào nghiên cứu và cho kết luận, cây thuốc tốt cho sức khỏe, có khả năng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như:
- Hỗ trợ chữa trị bệnh về đau nhức xương khớp.
- Sử dụng tốt cho các bà mẹ sau sinh, rất có lợi đối với mẹ sau sinh bị ai ít sữa.
- Ngừa tiêu chảy ở trẻ.
- Dùng tốt trong việc điều trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức là bệnh có lúc sốt, lúc rét.
- Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tốt nhất.
- Bồi bổ gan thận, tăng cường sức khỏe cho người ốm yếu.
- Hỗ trợ khôi phục chức năng gan tốt nhất.
- Hỗ trợ trị bệnh tá tràng.
- Điều trị khó ngủ.
Đặc biệt, tầm gửi trên cây mít khi kết hợp với cây khôi nhung, chè dây, cây bồ công anh là một một bài thuốc có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày cấp và mạn tính rất tốt.
Một số tác dụng ở cây tầm gửi trên các cây khác
Ngoài những tác dụng kể trên của cây tầm gửi trên cây mít thì còn có tác dụng của cây tầm gửi trên cây gạo, cây dâu, cây chanh, cây bưởi,…
- Tầm gửi trên cây dẻ: Giúp hỗ trợ điều trị cảm sốt, đau dạ dày, các bệnh ngoài da, dị ứng.
- Tầm gửi trên cây dâu: Hỗ trợ bổ thận, điều trị đau lưng, thấp khớp, phong thấp, an thai.
- Tầm gửi trên cây chanh: Hỗ trợ chữa ho khan, ho có đờm.
- Tầm gửi trên cây xoan: Tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, kiết lỵ,..
- Tầm gửi trên cây bưởi: Hỗ trợ chữa trị các bệnh khớp và đầy hơi khó tiêu.
- Tầm gửi trên cây gạo: Có tác dụng ngăn cản sự hình thành sỏi thận, hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu, bàng quang và làm tăng khả năng thải độc của gan rất tốt.
- Tầm gửi trên cây ngái: Hỗ trợ giải độc, tăng cường chức năng gan, thận, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe đối với người mệt mỏi, gầy yếu, điều trị bệnh gout, sơ gan hiệu quả.
Cách sử dụng cây tầm gửi trên cây mít để chữa bệnh
Đối với loại dược liệu này, người dùng có thể sử dụng dưới dạng sắc uống, ngâm rượu, kết hợp cùng với nhiều loại dược liệu khác. Chẳng hạn, cách sử dụng cây tầm gửi trên cây mít được thực hiện như sau:
Sắc nước cây tầm gửi trên cây mít
Mỗi ngày chỉ cần dùng 10 – 50g cây tầm gửi trên cây mít rửa sạch, đem sắc nước uống.
Cây tầm gửi trên cây mít hỗ trợ trị thấp tý, đau thần kinh tọa, đau nhức thần kinh, cơ nhục
Dùng 8g tầm gửi trên cây mít kết hợp với độc hoạt, ngưu tất, đỗ trọng, bạch thược, đương quy, phòng phong, tần cửu, mỗi vị 9g và 3g tế tân, 15g sinh địa, 12g phục linh, 12g đảng sâm, 1.5g nhục quế, 6g cam thảo. Tất cả các dược liệu đem sắc nước, chia thành 3 lần uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn.
Để điều trị chứng hồi hộp, khó ngủ và huyết áp cao
Sử dụng 32g tầm gửi, 32g thảo quyết minh sao, 16g ngưu tất, 16g ích mẫu, 20g hà thủ ô đỏ dây, 20g bạch linh, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g. Tất cả dược liệu đem sắc, lấy nước chia uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.
Cách ngâm rượu tầm gửi cây mít
Dùng 1 kg cây tầm gửi trên cây mít, 5 lít rượu trắng 45 độ, bình ngâm rượu thủy tinh. Dược liệu đem rửa sạch, để ráo, chặt khúc nhỏ (cành, lá để riêng). Tiếp đến là xếp lá vào bình ngâm, rồi đến cành.
Cuối cùng, đổ từ từ rượu vào bình, đậy kín nắp, ngâm khoảng 30 ngày là có thể dùng. Tuy nhiên, để rượu thơm ngon hơn thì nên ngâm rượu tầm 40 – 45 ngày.
Thận trọng khi sử dụng cây tầm gửi để chữa bệnh
Cây tầm gửi trên cây mít, không độc tính, có khả năng hỗ trợ chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng người dùng cần lưu ý một số vấn để sao để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.
- Không dùng cây tầm gửi cho các đối tượng không hợp với các loại thuốc nam. Hay nói rõ là bị mẫn cảm thành phần dược chất có trong cây thuốc nam thì không nên sử dụng dược liệu này.
- Trong quá trình sử dụng dược liệu cây tầm gửi nên chú ý không được dùng tầm gửi mọc trên các loài cây độc như lim, trúc đào, thông thiên,… Vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, cũng như tính mạng của người dùng.
- Với những công dụng của cây tầm gửi trên cây mít, người dùng nên sử dụng đúng liều lượng cần thiết để dược liệu phát huy tốt nhất công dụng của chúng.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu hơn về cây tầm gửi trên cây mít. Cũng như với các tác dụng của dược liệu này, bạn sẽ có cách ứng dụng phù hợp tình trạng sức khỏe hiện tại. Để được giải đáp thêm về thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ hotline bên dưới.