Cây xương khỉ tươi dùng có tốt không?

Cây xương khỉ được người dân biết đến với rất nhiều công dụng chữa bệnh. Đây là một vị thuốc nam cổ truyền và được sử dụng bằng rất nhiều cách. Vậy cây xương khỉ tươi dùng có tốt không? Câu trả lời sẽ được giải  đáp ngay dưới đây.

Cây xương khỉ tươi
Cây xương khỉ tươi dùng có tốt không?

Cây xương khỉ có đặc điểm như thế nào?

Cây xương khỉ còn có nhiều cái tên khác như cây mảnh cộng, bách giải, bìm bịp,… Đây là loài thực vật có hoa và thuộc họ Ô Rô. Cây xương khỉ rất dễ trồng, nhưng sinh trưởng tốt ở các vùng có đất đai màu mỡ, nhiều mùn. Vì thế loài cây này mọc hoang nhiều ở các vùng nông thôn, đặc biệt là Nam Bộ.

Một số đặc điểm nhận biết cây xương khỉ:

  • Là loại cây mọc trườn, cao khoảng 1-1,5m, có khi 3m.
  • Lá hình mác thuôn, phiến lá ngắn.
  • Lá có màu xanh thẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới.
  • Mặt lá bóng và nhẵn, mặt dưới có nhiều gân.
  • Lá dài khoảng 7-9cm, đỉnh lá có mũi nhọn.
  • Hoa có màu đỏ hoặc hồng.
  • Tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 ngăn,có lông trĩn, vành dài 5cm.
  • Bao phấn màu vàng xanh, nang dài 1,5cm, quả hình trùy, cuống ngắn, nhị và nhụy hoa nhẵn.

Dựa vào những đặc điểm này bạn có thể dễ dàng nhận biết được cây xương khỉ tươi khi đi tìm kiếm hay đi mua nó.

Hình ảnh cây xương khỉ
Hình ảnh cây xương khỉ

Cây xương khỉ tươi dùng có tốt không?

Cây xương khỉ – loài cây có đa dạng cách sử dụng như: dùng khi tươi, dùng khi khô, dùng sắc thuốc hay dùng để ngâm rượu. Mỗi cách dùng đều có những công dụng khác nhau và cây xương khỉ tươi cũng thế.

Cây xương khỉ tươi dùng có tốt không, câu trả lời là rất tốt. Vậy thảo dược này dùng tốt như thế nào? – cách dùng ở dạng tươi ra sao?

Cách dùng cây xương khỉ tươi

  • Cách dùng cây xương khỉ tươi chữa bệnh

– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư giai đoạn đầu:

Dùng 10 lá xương khỉ tươi, rửa sạch, nhai kỹ rồi nuốt. Ngày ăn 3 lần, kiên trì trong 3 tháng để bệnh thuyên giảm. Nếu bệnh kéo dài, tăng cường liều lượng, lần ăn 15 lá, ngày ăn 6 lần.

– Chữa bệnh ho:

Trong lá cây xương khỉ có chứa sức đề kháng mạnh, có thể chống lại virus viêm phế quản. Khi bị bệnh này bạn sử dụng 8 lá để ăn, ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng.

– Trị đau dạ dày:

Mỗi ngày dùng 3-8 lá, rửa sạch, nhai kỹ cùng với vài hạt muối rồi mới nuốt. Chia thành 2 lần ăn, thực hiện trước bữa ăn.

– Trị tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu:

Sử dụng 9 lá xương khỉ nhai ngày 3 lần. Sử dụng kiên trì trong 1 tháng để bệnh thuyên giảm.

– Chữa bệnh xương khớp:

Giã nhuyễn 80g lá cây xương khỉ tươi cùng với 50g đại hành và 50g ngải cứu. Sau đó xào cùng với giấm, để ấm đắp vào vị trí đau và băng cố định lại. Thực hiện trước khi đi ngủ và tháo ra sau khi thức dậy trong vong 10-15 ngày.

Cây xương khỉ tươi dùng có tốt không?

– Điều trị bệnh trĩ: Sử dụng 7-10 lá xương khỉ giã nát rồi đắp vào phần hậu môn bị trĩ.

– Bệnh cảm cúm:  Sử dụng lá xương khỉ để nấu cháo cùng với chút gừng sẽ giải cảm ngay lập tức.

– Trị lở loét: Sử dụng lá xương khỉ rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ bị lở.

  • Cách dùng cây xương khỉ tươi làm món ăn

Cây xương khỉ tươi không chỉ có công dụng tốt trong việc chữa bệnh, mà nó còn tốt trong những bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Bạn có thể sử dụng lá xương khỉ tươi để:

– Ăn sống, lá cây tươi có mùi thơm nhẹ, có thể sử dụng để ăn sống.

– Nấu canh cùng với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng.

– Nấu lẩu thịt hoặc cá rất ngon.

– Gói bánh, người dân ở miền thường sử dụng lá xương khỉ tươi để gói bánh và gọi đó là bánh mảnh cộng.

Như vậy ta thấy cây xương khỉ là một loại thảo dược quý, sử dụng cây xương khỉ tươi không chỉ có khả năng chữa bệnh mà nó còn có thể cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

3 Bình Luận Của Bài Viết: “Cây xương khỉ tươi dùng có tốt không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *