Củ gai mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu và cũng được sử dụng khá phổ biến trong Đông y, tuy nhiên vẫn có nhiều người không biết củ gai là củ gì, chúng có tác dụng như thế nào đối với cơ thể và củ gai có thực sự tốt cho bà bầu hay không. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về củ gai nhé.
Tác dụng của củ gai tươi đối với sức khỏe
Qua các nghiên cứu về thành phần dược tính trong Đông y, củ gai tươi có vị ngọt, tính hàn và không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, nhiệt độc ung thũng.
Các nghiên cứu y học hiện đại gần đây cũng đã chứng trong thành phần hóa học củ gai có chứa nhóm hợp chất polyphenol là acid chlorogenic, có khả năng tăng cường hiệu lực của hormon adrenalin, giúp điều chỉnh làm tăng lượng oxy cung cấp cho não và các cơ, chống sự oxy hóa tế bào và phòng ngừa bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.
Theo kinh nghiệm dân gian, củ gai tươi còn được xem là loại dược liệu “thần kỳ” đối với các bà bầu và bà mẹ sau sinh. Thế nhưng, củ gai có thực sự tốt cho bà bầu như lời ‘’truyền miệng’’?
Để giải đáp thắc mắc uống củ gai khi mang thai có tốt hay không, hãy cùng tìm hiểu tác dụng của củ gai đối với bà bầu như thế nào nhé!
Uống củ gai có thật sự tốt cho bà bầu? Tác dụng củ gai tươi đối với phụ nữ mang thai
Theo các nghiên cứu đông y lẫn y học hiện đại, củ gai là loại thảo dược cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai, các tác dụng được nghiên cứu phải kể đến như:
Tác dụng an thai
Củ gai có chứa nhiều vitamin C và sắt, giúp bổ máu. Các hoạt chất chống oxy hóa của củ gai có công dụng chống co thắt, giảm đau lưng, giảm đau bụng,…rất thích hợp để chị em phụ nữ dùng để an thai. Tham khảo thêm bài viết củ gai tươi giúp an thai như thế nào nhé!
Tác dụng điều trị dọa sảy thai, động thai
Phụ nữ mang thai khi có các dấu hiệu bị ra huyết đỏ hoặc nâu, tiểu đục, tiểu ra máu, bong nhau thai, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi thì sử dụng củ gai để điều trị sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra, uống củ gai khi thai chưa vào tử cung rất tốt, hỗ trợ cho quá trình thai bám chắc vào thành tử cung, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Giúp mẹ bầu chuyển phôi thành công
Đối với những cặp vợ chồng đang sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, củ gai tươi còn giúp tăng tỉ lệ đậu thai.
Ngoài ra, củ gai còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nóng trong người, nổi mụn, táo bón; bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tác dụng củ gai tươi đối với phụ nữ sau sinh
Tác dụng hỗ trợ chữa sa dạ con
Sa dạ con hay còn gọi là sa tử cung là hiện tượng tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa ra khỏi âm hộ, thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh. Bệnh có thể gây đau thắt lưng, bí tiểu, táo bón, khí hư, xuất huyết âm đạo,… Công dụng của củ gai tươi có thể giúp cầm máu, tả nhiệt, tán ứ, đái dắt; điều trị trĩ, tiểu tiện đục, đi tiểu ra máu, giúp lợi tiểu,…vì vậy mà cũng có thể hỗ trợ điều trị cho chứng sa dạ con.
Tác dụng hỗ trợ chữa bị trĩ sau khi sinh
Bệnh trĩ sau khi sinh là một căn bệnh khá phổ biến của phụ nữ sau sinh, bệnh gây chảy máu khi đi đại tiện, sa búi trĩ, nứt hậu môn và có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng máu. Theo Đông y cổ truyền, củ gai tươi có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, hỗ trợ điều trị xuất huyết do huyết nhiệt, nhiệt độc ung thũng, thai lậu hạ huyết, thai lộc bất an,… nên rất có lợi cho việc chữa trị trĩ cho các bà mẹ sau sau sinh.
Các bài thuốc dùng củ gai chăm sóc phụ nữ mang thai sau sinh
Như vậy, qua các tác dụng đã được khoa học chứng minh đã giải đáp thắc mắc của chị em phụ nữ rằng củ gai có thực sự tốt cho bà bầu hay không.
Củ gai tươi, không chỉ dùng để sắc nước uống làm thuốc mà còn có thể kết hợp chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng cho các chị em dưỡng thai, chăm sóc sức khỏe. Mỗi ngày chỉ nên dùng 12 – 20g/Người. Tuy nhiên tùy vào từng loại bệnh cụ thể mà có những liều lượng thích hợp.
>>> Tìm hiểu thêm cách dùng củ gai khô cho bà bầu hiệu quả
Một số bài thuốc cụ thể dùng củ gai tươi cho phụ nữ mang thai và sau sinh như:
Bài thuốc ngăn ngừa rụng tóc
- Chuẩn bị: 30g củ gai tươi.
- Cách thực hiện: Củ gai tươi sắc chung với 600ml nước đến khi cô lại còn 200ml nước. Chia đều thành 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc dưỡng huyết an thai
Bài 1
- Chuẩn bị: 20g củ gai tươi, 100g gạo nếp, 10 quả hồng táo
- Cách thực hiện: Đun sôi củ gai tươi cho ra chất thuốc, sau đó chắt lấy nước, bỏ bã đi rồi thêm gạo nếp và hồng táo vào nấu thành cháo. Khi cháo nhừ thì nêm nếm gia vị vừa ăn, chia đều ăn trong ngày.
Bài 2
- Chuẩn bị: 30g củ gai tươi, 30g sinh địa cùng, 150g gạo nếp.
- Cách thực hiện: Đem hỗn hợp củ gai tươi và sinh địa cùng sắc lấy nước. Sau đó bỏ bã đi rồi cho gạo nếp vào nước thuốc nấu cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, chia đều ăn trong ngày.
Bài thuốc chữa sa dạ con, trĩ hậu môn cho phụ nữ sau sinh
- Chuẩn bị: 30g củ gai tươi, 600ml nước, ấm sắc thuốc
- Cách thực hiện: Cho củ gai tươi vào ấm sắc thuốc cùng với 600ml nước, đun sôi còn 200ml nước thuốc. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống liền trong 3 ngày.
Bài thuốc chữa tiểu tiện đỏ, nóng trong người do ứ nhiệt
- Chuẩn bị: 20g củ gai, 10g cát căn, 15g nhân trần, 20g lá cây cối xay.
- Thực hiện: Cho hỗn hợp các vị thuốc trên vào ấm, thêm 400ml nước vào. Đun kỹ trên lửa nhỏ. Có thể chia làm nhiều lần uống, ngày dùng 1 thang. Duy trì liên tục khoảng 5 – 7 ngày.
>> Mua củ gai tươi ở đâu chất lượng?
Uống củ gai khô có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Củ gai có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, thành phần hóa học của củ gai có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mà không có gây tác dụng phụ. Củ gai còn là vị thuốc được nhiều mẹ bầu lựa chọn để bồi bổ sức khỏe và điều trị bệnh trong thai kỳ.
Những tác dụng của củ gai khô có lợi cho mẹ bầu
- Thanh nhiệt, giải độc, nóng trong người, nổi mụn, táo bón; bảo vệ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- An thai, dưỡng thai, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bà bầu.
- Giúp phòng ngừa dọa sảy thai, động thai; giảm hiện tượng bong tách và tụ dịch màng nuôi.
Như vậy, có thể thấy được củ gai có thể hỗ trợ điều trị rất hiệu quả đối với các chứng bệnh của phụ nữ trong thai kỳ, giúp bà bầu khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng xấu đối với thai nhi. Vì vậy, uống củ gai không hề ảnh hưởng đến thai nhi, rất an toàn và tốt cho thai nhi lẫn mẹ bầu.
Củ gai dùng khi nào?
Củ gai là loại dược liệu lành tính và không độc, tuy nhiên khi dùng cũng cần phải cẩn thận và tránh lạm dụng khi sử dụng.
Củ gai được dùng cho các đối tượng như:
- Phụ nữ mang thai bị nóng trong, nổi mẩn ngứa, mụn nhọt.
- Mang thai bị đau bụng
- Phụ nữ mang thai có nguy cơ sảy thai.
- Phụ nữ mang thai bị ra huyết đỏ hoặc huyết nâu.
- Mang thai bị ra dịch.
- Phụ nữ mang thai nhưng có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu.
- Phụ nữ mang thai bị động thai, tụ dịch dưới màng nuôi, bóc tách túi thai.
Những thắc mắc và băn khoăn khi không biết củ gai có thực sự tốt cho bà bầu đã được giải đáp qua những chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các mẹ bầu trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên lưu ý, mang thai là quá trình nhạy cảm, vì vậy trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay thực phẩm nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tuân thủ đúng hướng dẫn, liều lượng để đạt kết quả tốt nhất nhé!