Sâm cau ngâm rượu là cách dùng phổ biến của loại dược liệu này. Rượu sâm cau mang lại khá nhiều công dụng đối với sức khỏe người dùng như bổ máu, chữa tê thấp, viêm khớp…Đặc biệt, rượu sâm cau được nhắc đến nhiều với công dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực hiệu quả.
Tác dụng của sâm cau là gì?
Trong y học, cả nền đông y và tây y, sâm cau được ghi nhận với nhiều tác dụng mang lại. Cụ thể, dược liệu được xác nhận là có khả năng:
- Hỗ trợ chữa các bệnh về sinh lí nam như tinh lạnh, liệt dương, tăng khả năng cương cứng và tăng số lượng, hiệu quả, chất lượng tinh trùng.
- Đối với người cao tuổi, có thể dùng sâm cau để chữa tiểu són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn.
- Tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể, giúp kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, hỗ trợ an thần hiệu quả.
- Dược liệu thường được dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu, chữa hen, điều trị tiêu chảy, suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
- Hỗ trợ giúp hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh rất tốt.
- Chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu.
- Rễ sâm cau nếu đem giã nát đắp sẽ chữa bệnh ngoài da, lở loét hiệu quả .
**** Chú ý: Dùng sâm cau với liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Đối với người hư yếu thì không nên dùng dược liệu này.
Sâm cau ngâm rượu theo cách chuẩn nhất
Ngâm rượu là cách dùng phổ biến được ứng dụng rộng rãi của người dùng từ trước đến nay. Để có một bình rượu sâm cau ngon và chất lượng, không chỉ chuẩn bị bình chứa, dược liệu, rượu ngâm chuẩn chất lượng mà bạn cần phải có các bước sơ chế, ngâm rượu dược liệu đúng cách.
Cách ngâm rượu sâm cau tươi
Sâm cau tươi khi đào hoặc mua về, dùng bàn chải đánh răng rửa thật sạch đất cát. Thực hiện ngâm trong nước 30 phút rồi rửa lại với nước lần nữa, để ráo. Như đã được xác nhận, loại thảo dược này có tính độc vì vậy cần phải khử tính độc trước khi ngâm rượu.
Không phức tạp rắc rối, cách khử độc rất đơn giản, ngâm sâm cau với nước vo gạo 3 lần. Lần 1 và lần 2 ngâm khoảng 30 – 60 phút là được. Lần cuối cùng ngâm qua đêm, khoảng từ 8 – 10 tiếng.
Sau đó, đem dược liệu tráng qua một lượt với nước sạch, một lượt với rượu rồi để ráo, xếp vào bình đã chuẩn bị. Tiếp đến là cho rượu đã chuẩn bị vào bình chứa theo tỷ lệ 1 kg sâm cau tươi và 3 lít rượu. Cuối cùng là đậy nắp kín ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.
**** Lưu ý: Khi ngâm rượu sâm cau nên chọn loại rượu mạnh. Bởi trong sâm tươi chứa nhiều nước, chọn loại rượu mạnh sẽ tác động và nhanh thấm, không gây úng thối sâm cau.
Cách ngâm rượu sâm cau khô
Sâm cau khô sẽ có 2 dạng, đó là nguyên củ và sắc lát. Đối với 2 dạng này bạn đều thực hiện ngâm rượu với các bước như nhau. Đầu tiên, thực hiện rửa sâm cau qua rượu (lưu ý trong quá trình rửa và ngâm dược liệu nên sử dụng chung một loại rượu).
Tiếp đến là cho sâm cau đã rửa bằng rượu vào bình, rồi tiếp tục cho rượu vào (tỷ lệ ngâm 1kg củ sâm cau khô tương ứng với 6 – 7 lít rượu). Sau cùng là đậy nắp kín lại, sử dụng sau 100 ngày với củ sâm cau cả củ và 70 ngày đối với sâm cau sắt lát mỏng. Đương nhiên, thời gian ngâm rượu sâm cau càng lâu rượu càng ngon.
Lưu ý khi ngâm rượu sâm cau
Sâm cau ngâm rượu muốn ngon thì nên dùng chum đất nung ở nhiệt độ 1000 độ là tốt nhất. Sau khi ngâm nếu có điều kiện thì nên hạ thổ chum rượu, đây là cách ngâm cổ truyển của dân tộc ta. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng bình thủy tinh để ngâm rượu đều được.
Lưu ý, các bạn không nên sử dụng các bình chứa có vòi vặn. Vì trong mỗi vòi vặn đều phải có một gioăng cao su, nếu ngâm lâu thì rượu có thể ngấm vào cao su gây rò rỉ ở phần vòi. Đồng thời, cũng không nên sử dụng bình nhựa để ngâm.
Hy vọng với bài viết “sâm cau ngâm rượu” bên trên, bạn đọc sẽ bỏ túi cho mình được cách ngâm rượu sâm cau ngon, chất lượng nhất. Chúc các bạn thành công!