Tác dụng của cây ô rô là gì?

Tác dụng của cây ô rô là gì? Cây ô rô là một trong những dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh ho hen, táo bón, rong huyết, đau nhức xương khớp và vàng da. Cây thuốc này thường mọc dại nên không được nhiều người biết đến công dụng của thảo dược.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ô rô nhé!

Tác dụng của cây ô rô
Tác dụng của cây ô rô

Tác dụng của cây ô rô là gì?

Theo sách y học cổ truyền có viết cây ô rô là thảo dược thuộc tính hàn, có vị hơi đắng, mặn và hơi chua, những không có độc nên thường được dùng để trị các bệnh tiểu ra máu, chảy máu cam, thổ huyết, vết thương ngoài da.

Vì cây thuốc có tính hàn nên thảo dược được dùng để thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu sưng, đánh tan máu bầm, hạ khí và tiêu đờm. Với phụ nữ mới sinh cây ô rô còn giúp thông sữa, mát đường huyết và tiêu thũng.

Cây ô rô còn được biết đến là vị thuốc chính trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh về xương khớp, chữa đau lưng, nhức mỏi khớp gối tay chân. Ngoài ra, cây ô rô còn chữa trị các bệnh về đường hô hấp như: ho, hen suyễn, ho có đờm,…

Phần rễ và lá cây ô rô có tác dụng chữa thấp khớp, thủy thũng, đái buốt hay đái dắt rất hiệu quả. Khi kết hợp ô rô với quả lá quao còn chữa bệnh đau gan. Ở một số nơi người dân ăn sống cây ô rô như ăn trầu để điều trị bệnh về đường ruột hay đánh nước trong.

Ở Trung Quốc còn dùng rễ cây ô rô để trị bệnh gan, lách sưng to, bệnh hạch bạch huyết, đau dạ dày, khối u ác tính,…

Tác dụng của cây ô rô
Tác dụng của cây ô rô

Đối tượng sử dụng cây ô rô

  • Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu.
  • Người có vết thương ngoài da, bị tụ máu, sưng tấy.
  • Người bị cảm cúm, sốt, ho có đờm, ho do hen suyễn.
  • Người hay bị đau nhức xương khớp, đau lưng, tê mỏi gối tay chân, thấp khớp.
  • Người mắc các bệnh về đường ruột.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về gan như: vàng da, viêm gan, xơ gan cổ trướng,…
  • Người bình thường có thể sử dụng để thanh nhiệt, giải độc gan.

Hướng dẫn cách sử dụng cây ô rô

Khi sử dụng cây ô rô để mang lại hiệu quả nhất, thì bạn phải dùng đúng liều lượng và đúng cách của thảo dược như sau:

Chữa táo bón, tiểu vàng

Dùng 30g rễ ô rô, 20g vừng đen và 18g lá muồng trâu. Đem rễ ô rô cùng lá muồng trâu đã thái nhỏ rồi trộn với vừng đen đã được giã nát. Sau đó, sắc thảo dược lấy nước uống trong ngày.

Trị hen suyễn, ho đờm

Dùng 30g cây ô rô hầm cùng 60-120g thịt lợn nạc. Chia làm 2 lần sử dụng trong ngày.

Chữa ho gà

Lấy một nắm hoa cây ô rô mới nở ướp với mật ong hoặc mật mía rồi sao khô. Đem thảo dược sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

Trị rong huyết

Dùng 30g rễ ô rô, 18g hoa kinh giới, 20g bồ hoàng và giấm. Thái nhỏ  rễ cây ô rô rồi mang đi sao cháy đen với giấm.

Đồng thời, sao cháy tồn tính hoa kinh giới và bồ hoàng. Tiếp đên mang tất cả thảo dược sắc với nước uống, mỗi ngày dùng 1 tháng, kiên trì 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Tác dụng của cây ô rô
Tác dụng của cây ô rô

Chữa rắn cắn

Hái 50g lá và búp non của cây ô rô, rồi rửa sạch sau đó giã nát. Tiếp theo là lọc riêng phần nước và bã. Lấy nước uống, còn phần bã đắp vào vết thương.

Lách và gan sưng to

Dùng 30g ô rô nước, 15g liên kiều, 12g thóc lép sắc các dược liệu trên nước uống trong ngày.

Chữa ghẻ nở

Lấy một nắm lá ô rô tươi rửa sạch và ngâm qua nước muối loãi, rồi giã nát sau đó đắp thảo dược lên vết thương.

Chắc chắn rằng, những tác dụng của cây ô rô mang lại trong việc điều tri bệnh lý mà bài viết trên vừa liệt kê, sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại thảo dược này. Mong rằng bạn có thể dễ dàng ứng dụng  cây ô rô vào điều trị những chứng bệnh mà mình gặp phải, một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *