Tác dụng của hoàng kỳ được đề cập rất nhiều trong y học Trung hoa và Nhật Bản như: thải độc trong cơ thể người bệnh, giúp cơ thể sinh cơ nhanh chóng, phát triển cơ bắp ở thanh niên, bổ khí, thông kinh mạch cho người bệnh. Để biết chi tiết hơn về tác dụng của thảo dược này, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi dưới đây.
Mô tả về Hoàng Kỳ
Cây hoàng kỳ là cây thân thảo sống lâu năm, khi lớn lên cây có thể cao tới 70cm. Thân cây mọc thẳng đứng được phân ra thành nhiều cành. Lá kép như lông chim, lá đơn mọc so le. Lá chép thì hình trứng dài, đầu lá nhọn hoặc tròn.
Kích thước của hoa dài hơn lá, hoa mọc thành từng cụm dưới nách lá, hoa có màu vàng. Quả hình đầu dẹp, thuôn dài, vỏ có những lông tơ ngắn. Rễ dài, hình trụ và mọc sâu dưới lòng đất, rễ ở ngoài có màu đỏ nâu hoặc vàng nâu.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Tác dụng của hoàng kỳ
Theo các chuyên gia Trung hoa nghiên cứu, tác dụng của Hoàng kỳ tươi còn có thể giúp lợi tiểu, cổ biểu, sao uống có tác dụng bổ máu, bổ khí huyết, bổ cả tỳ vị, giúp mau lành vết thương, kéo da non nhanh, hạn chế bị nhiễm trùng trên các vết thương.
Những người gầy ốm, xanh xao có thể sử dụng Hoàng kỳ để có cơ thể khỏe mạnh cường tráng, phát triển cơ bắp ở nam giới và hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu chảy, đau bụng, kiết lị cho những ai có bụng xấu, hay đi ngoài nhiều lần.
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, Hoàng kỳ được phát hiện có tác dụng hỗ trợ điều trị thận suy, ho suyễn, ho có đờm, hàn nhiệt, tai điếc,…
Đặc biệt, tác dụng của Hoàng Kỳ còn có thể hỗ trợ điều trị phong thấp ( bệnh ra mồ hôi nhiều ở tay, chân). Đây được xem là tin vui của nhiều người bị phong thấp mà chưa biết cách chữa trị hoặc chữa trị nhiều thuốc mà không bớt.
Ngoài ra, hoàng kỳ còn hỗ trợ điều trị tiểu đường, tiểu đục, tiểu buốt, dương hư, Khí hư, mệt mỏi ăn ít, băng huyết, mất huyết, lở loét không liền miệng, Ung nhọt.
Bài thuốc chữa bệnh từ Hoàng Kỳ
Cây hoàng kỳ là một loại thảo dược vô cùng hiệu quả, tuy nhiên bạn cũng nên kết hợp thêm các vị thuốc khác để tăng thêm phần hiệu quả điều trị bệnh.
Trị mạch phù, phong thấp, cơ thể nặng, ra mồ hôi, sợ gió: Bạch truật 30g, Cam thảo 20g, Phòng kỷ 40g, Hoàng kỳ 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20g, táo 12 trái, thêm 4 lát gừng, sắc uống.
Trị âm dương đều yếu, huyết tý, mạch bộ thốn và bộ xích Tiểu, quan đều Vi, Kết, bên ngoài cơ thể mất cảm giác: Sinh khương 240g, Hoàng kỳ, Thược dược, Quế chi đều 120g, Táo 12 trái. Sắc, chia ra uống theo từng đợt trong ngày
Trị vàng da, viêm gan: Mộc lan 40g, Hoàng kỳ 80g, tán bột, uống mỗi lần 8g với rượu, ngày 3 lần
Trị tiêu khát: Chích thảo 120g, Can địa hoàng 200g, Hoàng kỳ, Phục thần, Quát lâu, Mạch môn (bỏ lõi) đều 120g, sắc uống
Trị móng tay lở sưng tấy, ở hai bên ngón tay ngón chân lòi thịt đỏ: 80g Hoàng kỳ, 120g Lan nhự, ngâm giấm 1 đêm, thêm 5 chén nhỏ mỡ heo, sắc còn 3 chén, lọc bỏ bã rồi bịt ở chỗ lở loét, ngày 3 lần, thịt đó sẽ biến mất.
Những lưu ý khi sử dụng Hoàng Kỳ
- Những ai bị Chứng âm hư nên dùng ít do Phòng phong
- Hoành cách mô, ngực có bị khí, tích tụ thì không dùng, dương thịnh âm suy cũng không dùng.
- Người giận dữ nhiều, thượng tiêu có nhiệt, hạ tiêu hư hàn thì không dùng.
- Ghẻ lở, mụn đậu mà phần huyết nhiệt thì không dùng và can khí không hòa cũng không dùng.
Bài viết cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tác dụng chữa bệnh của hoàng kỳ. Nếu bạn thấy có nhiều lợi ích thì có thể hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]