Mãng cầu xiêm là loại cây ăn quả của miền nhiệt đới, có nhiều thịt và vị chua ngọt rất dễ ăn và thường sử dụng làm sinh tố, kem, bánh, mứt, kẹo… Ngoài quả là món ăn giải nhiệt ưa thích thì công dụng của lá mãng cầu xiêm cũng khiến nhiều người bất ngờ. Vậy tác dụng của lá mãng cầu xiêm là gì? Hãy cùng thảo dược Đức Thịnh tìm hiểu bài viết ngay sau đây nhé!
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Tìm hiểu về lá mãng cầu xiêm
Lá mãng cầu xiêm là bộ phận của cây mãng cầu xiêm có màu xanh đậm, không có lông và có màu xanh quanh năm. Cây còn được gọi là mãng cầu gai, na xiêm, na gai.
Cây mãng cầu gai thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao và mùa đông không lạnh lắm (nếu nhiệt độ dưới 5 hoặc 3 độ thì cây sẽ chết). Cây có nguồn gốc từ Trung Nam Mỹ, Đông Nam Á và Châu Phi. Tùy vào từng vùng mà cây có chiều cao khoảng từ 3-10m, có tán cây rộng.
Ở nước ta, cây mãng cầu được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây làm cây ăn quả. Ngoài ra còn là một loại dược liệu phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả.
Tác dụng của lá mãng cầu xiêm
Có thể hỗ trợ điều trị ung thư
Nghiên cứu đã chứng minh rằng lá mãng cầu xiêm có thể điều trị ung thư hiệu quả. Các nghiên cứu chứng minh tác dụng chống độc và gây độc tế bào của thảo dược này giúp chống ung thư vú, tuyến tiền liệt, đại tràng, phổi, gan, máu, buồn trứng, cổ tử cung, miệng và da.
Trong một số nghiên cứu các tế bào ung thư được điều trị bằng chiết xuất lá mãng cầu xiêm. Điều này cho thấy thảo dược này có thể được dùng như một loại thuốc thay thế tự nhiên cho thuốc chống ung thư.
Có thể kiểm soát viêm
Lá mãng cầu xiêm được dùng ở các dạng khác nhau để điều trị các chứng rối loạn viêm khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng trị lành vết thương, giảm đau và giúp chống oxy hóa.
Thuốc sắc của lá được áp dụng tại chỗ cho việc chống thấp khớp và thần kinh. Nó cũng làm giảm, trị lành áp xe và vết thương. Chiết xuất từ lá có thể làm giảm các tình trạng viêm như viêm bàng quang, đau khớp, thấp khớp, tiêu chảy, sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, ký sinh trùng và phát ban da.
Chiết xuất từ lá mãng cầu xiêm ức chế các chất trung gian gây viêm. Không chỉ vậy, thảo dược này cũng có thể trị lành vết loét, vết thương hở và phù nề gân như không có độc tính gì.
Có thể giúp điều trị chứng mất ngủ
Ở Hà Lan, lá mãng cầu xiêm được đặt vào trong gối để giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Các loại trà được ủ từ những chiếc lá cũng giúp điều trị chứng mất ngủ rất hiệu quả. Lá có hoạt động giãn cơ trơn và hoạt động như một vị thuốc an thần.
Đặc tính chống vi-rút
Hoạt chất có trong lá mãng cầu cho thấy các đặc tính chống lại virus chọn lọc. Ngoài ra, những hoạt chất này giữ cho virus không bám vào tế bào chủ. Các chiết xuất lá mãng cầu được ghi nhận là có tác dụng chống lại virus herpes simplex. Điều này chứng tỏ tác dụng chống virus của thảo dược này.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Cách sử dụng lá mãng cầu xiêm
Chữa huyết áp cao: Dùng lá mãng cầu xiêm hay vỏ trái sắc chung với rau cần và rễ nhàu thành nước uống hàng ngày.
Giảm stress: Dùng lá mãng cầu xiêm pha trà uống sẽ giúp làm dịu thần kinh khi bị căng thẳng, đem lại giấc ngủ ngon.
Chữa sỏi thận, đường niệu: Dùng lá hoặc mãng cầu xiêm còn non sắc nước uống hàng ngày.
Trị đau nhức các khớp: Giã nát lá mãng cầu xiêm tươi với muối đắp lên chỗ khớp bị đau nhức sẽ thấy giảm đau rất rõ rệt.
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp: Lá mãng cầu xiêm được dùng để uống như trà giúp ngừa huyết áp.
Lưu ý khi dùng lá mãng cầu xiêm
Cần phải lưu ý khi sử dụng lá mãng cầu xiêm cùng với bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc thảo dược. Không nên dùng thảo dược này trong các trường hợp sau đây:
- Lá mãng cầu xiêm có tác dụng hạ huyết áp vì vậy người đang dùng thuốc hạ áp thì không nên uống trà lá mãng cầu xiêm.
- Thảo dược này có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá liều lượng cho phép.
- Lã mãng cầu xiêm làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy người có lượng tiểu cầu thấp không nên dùng thảo dược này.
Công dụng của lá mãng cầu xiêm rất tốt cho quá trình điều trị các bệnh nêu trên. Tuy nhiên, mãng cầu xiêm được khuyến cáo là không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì lá, hạt và rễ mãng cầu xiêm có tác dụng làm hạ huyết áp và ức chế tim mạch, người dùng thuốc trị áp huyết khi muốn sử dụng mãng cầu xiêm cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Mãng cầu xiêm cũng có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Parkinson tồi tệ hơn.