Thục địa vốn là tên của một vị thuốc trong Đông y, tuy có mặt rất nhiều trong các bài thuốc mà các vị lương y đã kê cho bệnh nhân nhưng rất ít người biết rõ về “lai lịch” cũng như tác dụng của thục địa. Không biết vị thuốc này quý như thế nào đây? Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về thục địa nhé!
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Thục địa là gì?
Thục địa có tên khoa học là Rehmania glutinosa Libosch, thuộc họ nhà mõn chó. Còn có tên gọi khác là địa hoàng thán,…Cây được trồng rất rộng rãi tại các vùng núi phía bắc, vùng ven khu vực Trung Quốc, những khu vực địa chỉ mát mẻ, ổn định quanh năm. Đây là vị thuốc quý hiếm và rất tốt cho sức khỏe
Thục địa là loài cây có rễ củ. Mỗi cây thường có khoảng 4-8 củ, vỏ có màu hơi đỏ nhạt. Cây thường có chiều cao từ 10-40cm. Lá có hình bầu dục dài, mép lá có răng cưa và không đều nhau mọc thành các túm dưới gốc cây. Hoa có hình chuông 5 cánh, màu đỏ, mặt trong có màu vàng, hoa có từ 2-3 nhụy, 1 đực 1 cái. Quả hình trứng, nhiều hạt màu nâu.
Tác dụng của thục địa với sức khỏe con người
Khi bạn đã biết thục địa là gì, tiếp theo sẽ đi tìm hiểu về tác dụng của thục địa.
Thục địa giúp hạ đường huyết
Theo y học, cho biết thục địa có tác dụng hiệu quả trong việc giúp hạ đường huyết. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, dược liệu này giúp làm tăng đường huyết, nhưng không có tác dụng làm tăng nồng độ đường trong máu, đây là dược tính đặc trưng của thục địa.
Thục địa giúp điều trị táo bón
Thục địa có tính mát, giúp cơ thể thải độc một cách nhanh chóng nên loại dược liệu này có khả năng giúp điều trị táo bón, tiểu ra máu, nóng trong người,… Dược liệu này kết hợp với các vị thuốc khác nhau sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe.
Thục địa chữa suy nhược cơ thể
Tác dụng của thục địa rất tốt cho việc chữa trị suy nhược cơ thể ở người làm vệc quá sức hoặc cơ thể yếu ớt từ nhỏ. Thục địa giúp làm tăng lượng hồng cầu trong cơ thể, từ đó giúp cho máu huyết lưu thông, da dẻ trở nên hồng hào và cơ thể khỏe mạnh.
Thục địa giúp điều hòa kinh nguyệt
Thục địa còn có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, băng huyết khi sinh ở phụ nữ, giúp tăng cường chức năng sinh dục và khả năng thụ tinh ở nam giới.
Thục địa giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch
Nước sắc từ thục địa có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, corticoid. Tác dụng này giúp tăng cường chức năng cho cơ thể, đặc biệt đối với thận, ngăn ngừa các tác dụng phụ, tốt cho hệ tim mạch, chất chống phóng xạ, bảo vệ gan, chống nấm,…
Cách sử dụng thục địa chữa bệnh
Thục địa có sắc uống hằng ngày với liều dùng là từ 9 -15gr, có thể dùng riêng hoặc kết hợp thêm với một số vị thuốc khác trong chữa trị các bệnh như sau:
Chữa suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, người cao tuổi bị tiêu chảy mạn tính: thục địa 16gr; hoài sơn, sơn thù, mỗi vị 12gr; phục linh, trạch tả, phụ tử chế, đan bì, mỗi vị 8gr; nhục quế 4gr. Tất cả đem sắc với 400ml nước, sắc lại còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]Tăng cường chức năng sinh dục và khả năng thụ tinh của nam giới, bổ thận: Thục địa 40gr; dâm dương hoắc 60gr; ngài tằm đực khô 100gr; ba kích, kim anh, mỗi vị 50gr; sơn thù, ngưu tất, mỗi vị 30gr; lá hẹ, khởi tử, mỗi vị 20gr. Tất cả đem ngâm với 2 lít trắng, cho thêm đường kính để bào chế ra 2 lít rượu thuốc. Uống rượu thuốc này mỗi ngày 30ml.
Chữa bế kinh, vô kinh: Thục địa, đảng sâm, mỗi vị 16gr; bạch thược 12gr; hoàng kỳ, xuyên khung, đương quy, mỗi vị 8gr. Sắc uống trong ngày. Hoặc dùng bài thuốc khác như: thục địa, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16gr; hà thủ ô, kỷ tử, sa sâm, ích mẫu, long nhãn, mỗi vị 12gr. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa di tinh: Thục địa 16gr; hoàng bá, liên nhục, quy bản, tri mẫu, kim anh, khiếm thực, tủy lợn mỗi vị 12gr. Làm thành viên, uống mỗi ngày 30gr.
Chữa hen phế quản: Thục địa 16gr; phụ tử chế, kỷ tử, mỗi vị 12gr; phục linh, hoài sơn, sơn thù, mỗi vị 8gr; nhục quế, cam thảo, mỗi vị 6gr. Tất cả sắc uống trong ngày.
Chữa bệnh tăng huyết áp: Thục địa 16gr, hoài sơn 12gr; trạch tả, sơn thù, đan bì, bạch thược, đương quy, phục linh, mỗi vị 8gr. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chứng âm hư, tinh huyết suy kém, đau lưng mỏi gối, mệt mỏi, khát nước, da hấp nóng, nước tiểu vàng, di mộng tinh: Thục địa 150g; hoài sơn, táo nhục, mỗi vị 95gr; khiếm thực, trạch tả, mỗi vị 70gr; tỳ giải 50gr; thạch hộc 60gr;. Thục địa đem chưng rồi giã nát, cho vào mật ong và cô đặc lại. Các vị kia đem tán nhỏ. Tất cả làm thành viên, uống mỗi lần 16gr, ngày uống 2 lần.
Chữa viêm tai giữa mạn tính: Thục địa, quy bản mỗi vị 16gr; tri mẫu, hoàng bá, mỗi vị 12gr. Sắc uống ngày 1 thang hoặc làm viên uống mỗi ngày 18gr chia 3 lần ( phải uống trong thời gian dài mới có kết quả).
Chữa viêm quanh răng: Thục địa, ngọc trúc, hoài sơn, kỷ tử, thăng ma, bạch thược, mỗi vị 12gr; phục linh, trạch tả, sơn thù, hoàng bá, tri mẫu, đan bì, mỗi vị 8gr. Sắc uống trong ngày.
Như vậy là bạn đã nắm chắc được tác dụng của thục địa rồi đúng không. Thục địa không chỉ là một vị thuốc tốt mà còn là vị dược liệu giúp bồi bổ cơ thể rất tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.