Chuyển phôi thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Sau giai đoạn chuyển phôi, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trong thời gian này là điều đáng để lưu tâm hàng đầu.
Trong Đông Y, củ gai là một loại dược liệu rất có ích cho quá trình dưỡng thai và an thai, vì vậy uống củ gai sau khi chuyển phôi sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho cơ thể mẹ bầu.
Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu xem chuyển phôi thai là gì và uống củ gai sau khi chuyển phôi có tốt không nhé.
Chuyển phôi thai là gì?
Chuyển phôi thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng của kỹ thuật hỗ trợ thụ tinh nhân tạo. Đây là giai đoạn chuyển phôi đã được cấy ghép thành công trong ống nghiệm vào cơ thể người mẹ để phát triển thành thai nhi.
Thời gian để phôi có thể phát triển thành thai là khoảng 14 ngày kể từ ngày chuyển phôi, trong thời gian này, mẹ bầu phải uống thuốc do bác sĩ kê đơn để hỗ trợ phôi phát triển thành công.
Phôi có phát triển thành công thành thai nhi hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thể trạng của người mẹ. Trong thời gian này, mẹ bầu cần phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, sinh hoạt hạn chế và hợp lý để phôi phát triển thành công.
Củ gai là gì và có tác dụng như thế nào?
Củ gai là bộ phận rễ của cây gai, loại cây này còn được gọi là cây lá gai, cây tầm gai, cây tầm ma. Cây lá gai khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta, lá thường dùng để làm bánh, và cũng để làm thuốc. Bộ phận củ gai chính là rễ của cây lá gai, bộ phận này có chứa nhiều chất có tác dụng dược tính.
Vị tính và dược tính của củ gai: Củ gai có vị ngọt, tính hàn và không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, hỗ trợ điều trị xuất huyết do huyết nhiệt, nhiệt độc ung thũng, thông tiểu tiện, kích thích sự bài tiết mật.
Thành phần hóa học của củ gai: Củ gai có chứa nhóm hợp chất polyphenol là acid chlorogenic, có khả năng tăng cường hiệu lực của hormon adrenalin, giúp điều chỉnh làm tăng lượng oxy cung cấp cho não và các cơ, chống sự oxy hóa tế bào, ức chế tác dụng của pepsin và trypsin.
Ngoài ra, thành phần của củ gai còn có các hợp chất acid quinic, acid caffeic, acid protocatechic, rhoifolin 0,7%, apigenin,…có tác dụng tích cực đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai như an thai; giúp điều trị dọa sảy, động thai, bong tách, tụ dịch màng nuôi; giúp mẹ bầu chuyển phôi thành công.
>> Củ gai tươi giúp an thai hiệu quả
Tác dụng khi uống củ gai sau khi chuyển phôi là như thế nào?
Sau khi chuyển phôi, người mẹ cần được chăm sóc đặc biệt kỹ lưỡng và cẩn thận để phôi thai không bị đào thải ra ngoài mà tìm được vị trí thích hợp trong tử cung của mẹ, làm tổ và phát triển. Có thể nói, trong giai đoạn này, có thể đậu thai được hay không là dựa hoàn toàn vào sức khỏe của người mẹ.
Uống củ gai sau khi chuyển phôi giúp nâng cao khả năng thụ thai tuy chưa được nghiên cứu y học nào chứng minh, nhưng trong y học dân gian đã được nhiều người tin dùng vì đã có nhiều trường hợp uống nước củ gai sau chuyển phôi mang lại những hiệu quả to lớn. Vậy tác dụng khi uống nước củ gai sau chuyển phôi là như thế nào?
- Thứ nhất, củ gai đã được chứng minh có tác dụng an thai, cung cấp dưỡng chất giúp phôi thai có khả năng bám cố định chắc chắn vào tử cung người mẹ.
- Thứ hai, củ gai tươi còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh táo bón, đái rắt, đái ra máu… Trong giai đoạn sau chuyển phôi, người mẹ phải giữ gìn hết sức cẩn trọng, bất cứ một triệu chứng dù nhẹ đến đâu cũng có thể ảnh hưởng đến phôi thai, vì vậy uống củ gai sau sau chuyển phôi để nâng cao khả năng chống lại nguy cơ bị táo bón, tiểu ra máu,…
- Thứ ba, sau khi đậu thai, trong mấy tháng đầu thai còn yếu, nên uống củ gai sau khi chuyển phôi thai giúp an thai, giảm bớt nguy cơ dọa sảy thai, phòng ngừa các hiện tượng xấu có thể xảy ra như: tụ máu màng nuôi, ra máu, bóc tách nhau thai.
Cách sơ chế củ gai thúc đẩy quá trình chuyển phôi
Trước khi dùng củ gai cho quá trình chuyển phôi, có một số lưu ý sau:
- Nên chọn mua củ gai tươi và chọn loại củ gai lâu năm, chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng.
- Dùng đến đâu rửa đến đó, vì nếu rửa hết một lần mà không dùng hết, củ gai có thể bị nước vào gây hư và úng.
- Phần củ gai tươi chưa dùng bỏ vào túi nilon và giữ trong ngăn lạnh tủ lạnh để tránh làm giảm độ tươi của củ.
- Mỗi ngày chỉ lấy 100g củ gai tươi, dùng búi rác chà sát lớp vỏ lụa đen bên ngoài cho sạch, rửa sạch với nước, để ráo sơ rồi xắt miếng tròn và dùng.
>> Củ gai tươi có tốt cho bà bầu không?
Cách dùng củ gai sau khi chuyển phôi cho các chị em
Cách thực hiện: Dùng khoảng 100g -150g củ gai, rửa sạch, thái lát mỏng rồi sắt cùng 1đến1,5 lít nước, đun khoảng 45 phút. Chia đều uống trong ngày.
Nên uống trước khi chuyển phôi 3 ngày để làm tăng khả năng chuyển phôi hơn
Sau khi chuyển phôi, tiếp tục uống nước củ gai trong 7 ngày sau đó. Củ gai hoàn toàn không có tác dụng phụ nào bởi củ gai tính lành, mát và không độc nên có thể uống cùng với các loại thuốc uống, thuốc đặt mà bác sĩ kê đơn.
Sau đó khi đã thụ thai thành công, uống củ gai trong 3 tháng đầu thai kỳ để giúp an thai, phòng ngừa các nguy cơ động thai, dọa sảy thai.
Những việc cần làm sau khi chuyển phôi đông lạnh vào tử cung
Những thực phẩm chị em nên ăn sau khi chuyển phôi: Các loại trứng, thịt , cá, cá chép có lợi cho sức khỏe của bà mẹ chuyển phôi và có tác dụng giữ phôi thai rất tốt. Các mẹ nên uống nhiều sữa, sữa đậu nành và ăn nhiều trái cây như cam, chuối cau. Tránh ăn uống các loại thực phẩm có tính hàn, các loại thực phẩm chua cay và các loại chất kích thích như bia, rượu, cà phê.
Vệ sinh cá nhân sau khi chuyển phôi: Hạn chế đi lại, và hạn chế tắm rửa bằng nước lạnh; nếu gội đầu thì nên nhẹ nhàng, mát xa nhẹ da đầu cho máu lưu thông; vệ sinh cửa mình sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm; súc miệng nước muối để tránh bị sâu răng, viêm họng, ho.
Giữ tinh thần thoải mái sau khi chuyển phôi: Trong giai đoạn này, người mẹ nên tránh xem phim ảnh bạo lực, kinh dị để tránh ảnh hưởng tâm lý; giữ tâm trạng ổn định, tránh những tình huống căng thẳng và kích thích; ngủ đủ giấc.
Những lưu ý các chị em cần biết để tránh chuyển phôi thất bại
- Ăn nhiều trái cây, ăn chuối, uống nước cam, ăn khoai lang, uống nhiều nước để tránh táo bón vì táo bón thì khi đi ngoài sẽ cố rặn ép, đôi khi sẽ ép phôi rớt khỏi nơi bám.
- Tránh nói chuyện điện thoại di động và tránh tiếp xúc với những thiết bị có sóng từ, ảnh hưởng đến phôi nhạy cảm.
- Tránh kích thích tâm trạng như tức giận, hưng phấn, vì sẽ gây tình trạng tức ngực, đau tim, tim đập nhanh ảnh hưởng đến phôi, có thể gây hỏng phôi.
Sau chuyển phôi là một giai đoạn cực kỳ quan trọng và vô cùng vất vả đối với các mẹ bầu. Trong quá trình này các mẹ bầu phải giữ gìn sức khỏe một cách khắt khe, vì vậy nếu muốn uống củ gai sau khi chuyển phôi, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ là rất cần thiết.