Cây xạ đen uống tươi có được không?

Gần đây, có nhiều người bệnh thắc mắc về việc cây xạ đen uống tươi có được không? Và uống nước sắc từ xạ đen khô tốt hơn hay tươi tốt hơn? Để biết rõ hơn về vấn đề này, cùng thảo dược Đức Thịnh tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây.

Cây xạ đen uống tươi có được không?
Cây xạ đen uống tươi có được không?

Nhận biết cây xạ đen

Cây xạ đen còn có tên gọi khác là cây ung thư, cây đồng triều, cây bách giải,…Cây dược liệu này thường được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế.

  • Cây xạ đen là loại cây thuốc dây leo thân gỗ, có chiều dài trung bình từ 3-10m. Cành cây tròn, dẻo, cây trưởng thành có nhiều lông và có màu nâu hoặc màu xanh thẫm. Cây xạ đen thường mọc thành từng cụm trong bụi rậm.
  • Lá cây xạ đen thường mọc so le, đầu nhọn và phiến lá thì có hình bầu dục xoay ngược. Mép lá thì có tới 7 cặp gân phụ và không có răng cưa, mặt lá không có lông.
  • Hoa mọc thành chùm ở nách hoặc ngọn cây với chiều dài trung bình từ 5-10cm. Cánh hoa có màu trắng tinh, cuống hoa ngắn. Cây thường ra hoa vào cuối xuân đầu hè từ tháng 3 đến tháng 5.
  • Quả xạ đen có hình trứng mọc thành chùm với nhiều cuống dài, dài khoảng 1cm. Cây thường kết quả vào khoảng tháng 8 đến tháng 12.
Cây xạ đen
Cây xạ đen chữa được nhiều loại bệnh

Các bài thuốc trị bệnh hiệu quả thường sử dụng cây xạ đen ở dạng khô là chủ yếu. Vậy cây xạ đen uống tươi được không? Nếu sử dụng cây xạ đen ở dạng tươi thì công dụng có giống như cây xạ đen khô không?

>>> Cây xạ đen giá bao nhiêu tiền 1kg?

Cây xạ đen uống tươi có được không?

Trong quá trình sử dụng cây xạ đen làm thuốc trị bệnh, nhiều người thắc mắc cây xạ đen uống tươi có được không?

Thật ra uống cây xạ đen tươi hay khô thì đều có công dụng như nhau. Thành phần dược tính và công dụng đều giống nhau. Cây xạ đen sau khi thu hoạch thường được người dân đem đi phơi khô để dùng làm thuốc uống.

Cây xạ đen uống tươi có được không?
Cây xạ đen uống tươi rất tốt

Nhưng không phải vì vậy mà nó tốt hơn xạ đen tươi. Thường thì người ta phơi khô để giúp cây xạ đen bảo quản được lâu hơn, còn cây xạ đen tươi thì không bảo quản được lâu.

Qua nhiều nghiên cứu của Y học cổ truyền Việt Nam đã chứng minh được công dụng của cây xạ đen. Cả cây xạ đen tươi và khô đều đã được kiểm chứng về khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, u nhọt hay tăng sức đề kháng cho cơ thể rất hiệu quả.

Vì thế, nếu bạn đang có đang có cây xạ đen tươi thì có thể yên tâm sử dụng mà không cần phải thắc mắc cây xạ đen uống tươi có được không nhé. Sử dụng cây xạ đen tươi rất tốt nhưng lưu ý, bạn cần phải sử dụng đúng bài thuốc để phát huy tối đa công dụng của cây.

>>> Cây xạ đen mua ở đâu chất lượng nhất?

Những tác dụng khi uống xạ đen tươi

Uống nước xạ đen tươi có tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư

Trong cây xạ đen tươi có chứa các hoạt chất được các nghiên cứu cho thấy sự hiệu quả khi áp dụng trong điều trị bệnh như sau:

  • Hoạt chất flavonoid có chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn và ức chế quá trình lây lan của bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.
  • Hoạt chất quinon giúp hóa lỏng các tế bào, các khối u.
  • Hoạt chất saponin Triterpenoid có tác dụng chống viêm nhiễm giúp trị trị lành các tế bào bị viêm, bị tổn thương do các tế bào ung thư gây ra.
tác dụng của cây xạ đen
Tác dụng của cây xạ đen và bài thuốc

Nhờ vào những hoạt chất trên mà cây xạ đen chữa ung thư rất hiệu quả và được nhiều người sử dụng.

Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư:

  • Chuẩn bị: 40g cây xạ đen, 30g bạch hoa xà, 20g bán chi liên
  • Cách dùng: Dùng tất cả các nguyên liệu sắc cùng với 1,5 lít nước trong vòng 15 phút. Sau khi để nguội thì sử dụng để uống trong ngày trước khi ăn khoảng 30 phút.

Uống lá xạ đen tươi tốt cho các bệnh nhân gan

Các hoạt chất trên không chỉ có tác dụng tốt với bệnh ung thư mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy giảm chức năng gan,… Những công dụng này đều đã được chứng minh từ các nghiên cứu của cả Đông và Tây Y, trong đó có nghiên cứu của Giáo sư Lê Thế Trung.

Bài thuốc chữa bệnh gan:

  • Chuẩn bị: 40-50g lá và thân cây xạ đen, 10g cây mật nhân, 30g cà gai leo.
  • Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên và để ráo nước. Sau đó cho vào nồi sắc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn 500ml thì tắt bếp. Sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc sẽ giúp cải thiện các bệnh về gan.

Sử dụng nước sắc từ cây xạ đen tươi mỗi ngày trong vòng 2 tháng sẽ thấy lượng máu nhiễm mỡ sẽ giảm đáng kể.

>>> Cây xạ đen chữa u xơ tử cung phụ nữ nên tham khảo

Uống lá xạ đen tươi để chữa những căn bệnh về hệ thần kinh

Vì cây xạ đen có tính hàn, giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm căng thẳng, đau đầu, mất ngủ,… Uống cây xạ đen thay nước lọc hàng ngày sẽ giúp làm giảm hẳn các bệnh liên quan đến hệ thần kinh rất tốt. Ngoài ra, để tăng công dụng trị bệnh, người bệnh có thể kết hợp thêm với một số loại thuốc khác.

Bài thuốc trị bệnh:

  • Chuẩn bị: 100gr lá xạ đen tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá xạ đen rồi sắc với 2 lít nước trong khoảng 20 phút. Lượng nước thu được uống từ 2-3 lần trong ngày trước khi ăn 30 phút.

>>> Cây xạ đen chữa u tuyến giáp hiệu quả bất ngờ

Uống lá xạ đen tươi có tác dụng chữa trị các bệnh huyết áp

Các hoạt chất flavonoid, saponin, quinon, triterpenoid… có trong cây xạ đen không chỉ hỗ trợ điều trị ung thư, các bệnh lý về gan mà còn giúp điều trị bệnh huyết áp hiệu quả. Các hoạt chất này giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, đảm bảo huyết áp luôn ổn định.

Bài thuốc trị bệnh:

  • Chuẩn bị: 50g lá xạ đen tươi
  • Thực hiện: Rửa sạch lá xạ đen tươi rồi cho vào ấm trà, hãm trong khoảng 10-15 phút. Sử dụng nước xạ đen để uống thay nước trà hàng ngày là được.

Như vậy, cây xạ đen uống tươi có được không đã được giải đáp chi tiết ở bài viết trên. Bạn có thể dùng cây xạ đen ở dạng tươi hay khô đều mang lại hiệu quả dược lý rất cao trong quá trình điều trị bệnh.

Tuy nhiên dùng xạ đen phơi khô, bạn có thể thuận tiện hơn trong việc sử dụng và bảo quản, thích hợp cho việc điều trị bệnh lâu dài. Hãy liên hệ đến các địa chỉ nhà thuốc, cửa hàng bán thuốc Nam uy tín để mua được cây xạ đen chất lượng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *