Cây mật nhân nấu nước uống – Đây được xem là một cách dùng phổ biến đối dược liệu đông y nói chung, cây mật nhân nói riêng. Với lượng nước, liều lượng dược liệu đúng thì phương pháp nấu nước này sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh tương ứng tốt nhất và với cây mật nhân cũng vậy.
Cây mật nhân là cây gì?
Trong khoa học, cây mật nhân có tên là Eurycoma longifolia Jack (Crassula pinnata Lour), thuộc họ thanh thất (Simaroubaceae). Cây có độ cao tầm 2 – 8m, thường mọc dưới tán lá của các cây lớn. Lá cây dạng kép, không cuống, 1 lá lớn gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau.
Lá mật nhân có mặt trên màu xanh, mặt dưới màu trắng. Không giống với các loại cây khác, mật nhân là cây đơn tính, nên mỗi cây mật nhân chỉ có 1 loại hoa (cái hoặc đực). Hoa mật nhân có màu đỏ nâu, mọc thành chùm kép hoặc chùm tán, phát triển ở ngọn cây và thường nở vào tháng 3 – 4 hằng năm.
Còn quả mật nhân có hình trứng, hơi dẹt, có rãnh ở giữa, chứa 1 hạt, trên mặt hạt thì có nhiều lông nhẵn. Quả mật nhân lúc non có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng hoặc đỏ sẫm. Mật nhân là giống cây mọc hoang, thường phân bố trong các cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, miền Đông Nam bộ.
Cây mật nhân có tác dụng gì cho sức khỏe?
Cây mật nhân vốn được quý như thần dược bởi những tác dụng mang lại cho sức khỏe, có khả năng trị bách bệnh. Đặc biệt, dược liệu này được cả 2 nền y học cổ truyền và y học hiện đại đánh giá cao, công nhận nhiều tác dụng mang lại như:
Trong y học cổ truyền
Theo tài liệu đông y ghi nhận, cây mật nhân có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh can, thận. Cây thuốc được sử dụng làm chủ vị trong nhiều bài thuốc quý, giúp lợi tiểu, mát gan, giải độc, lương huyết, hỗ trợ chữa nhiều căn bệnh hiệu quả như:
Tiểu tiện ra máu, bị chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ.
Vết chàm ở trẻ em, mẩn ngứa.
Trong y học hiện đại
Theo kết quả phân tích từ các chuyên gia y học, thành phần hoạt chất trong cây mật nhân, có tác dụng tốt đối với sức khỏe, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Điển hình trong số đó, phải kể đến các chất đắng (có trong vỏ thân, rễ cây mật nhân), alcaloid, quassinoid, hợp chất triterpen, campesterol,…. Chính những thành phần dược chất này đã làm nên tác dụng của cây mật nhân trong y học.
Hỗ trợ chữa trị sốt rét, sốt, nhức đầu.
Giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới như rối loạn cương dương, hỗ trợ điều trị vô sinh,…
Giúp thanh lọc, giải độc, mát gan, giải rượu, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
Hỗ trợ giảm các cơn đau do bệnh gout, đau nhức xương khớp,…gây ra.
Hỗ trợ trị đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Hỗ trợ làm mờ vết chàm ở trẻ em, trị mẩn ngứa, chốc lở, ghẻ,…
Cây mật nhân nấu nước uống
Cây mật nhân có thể dùng ngâm rượu, sắc nước, tán bột, làm viên, nấu cao,…. Tuy nhiên, cũng như nhiều dược liệu thuốc nam khác, cây mật nhân nấu nước uống vẫn là cách dùng thông dụng, được người dùng ứng dụng phổ biến nhất từ trước đến nay.
Đây là cách dùng đơn giản, tiện lợi, bạn chỉ cần chuẩn bị 15g cây mật nhân khô, cắt nhỏ, đem rửa sạch. Sau đó, đun sôi dược liệu với 1 lít nước khoảng 15 – 20 phút. Chia nhỏ nước thuốc sắc được, uống 3 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn.
Ngoài việc sử dụng độc vị cây mật nhân nấu nước uống, bạn có thể sắc kết hợp dược liệu cùng với cây cà gai leo, cây xạ đen, cây cỏ ngọt,… Điều này sẽ giúp làm giảm bớt vị đắng của mật nhân, nước sắc dễ uống hơn, đồng thời còn nâng cao hiệu quả mang lại.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng dược liệu này.
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc mật nhân
Tuy là vị thuốc quý, có tác dụng chữa bách bệnh, thế nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng hoặc sử dụng không đúng trường hợp bệnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cây mật nhân, người dùng cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Người dùng không tự ý điều chỉnh liều lượng hoặc kết hợp với các dược liệu khác khi chưa có ý kiến từ thầy thuốc, bác sĩ.
- Các đối tượng không nên sử dụng cây mật nhân là: Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong mật nhân và các dược liệu khác trong bài thuốc, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 9 tuổi, bệnh nhân bị mắc các bệnh về tim mạch, dạ dày, rối loạn chức năng.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi mua và dùng dược liệu.
- Không nên sử dụng các dụng cụ bằng kim loại để nấu thuốc. Thay vào đó là sử dụng nồi đất, sứ,…
- Mỗi liệu trình sử dụng cây mật nhân nấu nước uống, tốt nhất nên kéo dài trong 3 tháng. Sau đó sẽ nghỉ 1 tháng để theo dõi tình hình bệnh. Nếu bệnh chưa có gì thuyên giảm thì có thể sử dụng liệu trình tiếp theo.
Không thể phủ nhận những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ phương pháp “cây mật nhân nấu nước uống”. Nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng dược liệu này. Bởi việc sử dụng quá liều lượng hoặc không đúng cách có thể gây nên những hệ quả xấu. Hãy là người dùng sáng suốt để có sức khỏe tốt nhất bạn nhé!