Củ ráy là bộ phận củ của cây ráy. Trong tự nhiên, loài cây này mọc hoang khá nhiều. Hầu như, ở nước ta củ ráy quá thân thuộc với người dân. Đặc biệt, bài thuốc củ ráy chữa bệnh gout đã được dân ta biết đến và ứng dụng chữa bệnh từ rất lâu đời.
Củ ráy có tác dụng gì?
Theo ghi nhận ở các tài liệu cổ, củ ráy có vị nhạt, tính hàn, thường được mọi người dùng để xát vào nơi bị lá han gây ngứa tấy. Trong dân gian, củ ráy là bài thuốc dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ, chàm, sưng bàn chân, bàn tay.
Bên cạnh đó, ở một số địa phương còn dùng củ ráy để chữa ho, đau bụng, suy gan, vàng da, sốt rét, rối loạn chuyển hóa lipid máu,.. Đặc biệt, loại củ này được mọi người xem trọng với các tác dụng mang lại trong hỗ trợ chữa phù thũng, phong tê thấp, đầu gối sưng đau, bàn chân tê buốt.
Còn trong y học cổ truyền nhận định rằng: Củ ráy có vị cay, tính ấm, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ đàm, bình suyễn, điều trị tốt bệnh tiểu đường và giúp tăng cường thị lực hiệu quả. Đồng thời, củ ráy còn được dùng để điều trị các bệnh như cảm cúm, nhức đầu, tiêu chảy, vế đốt của các loại côn trùng.
Củ ráy chữa bệnh gout tốt không?
Trong củ ráy được ghi nhận là có các thành phần hóa học như saponin, đường, chất gây ngứa, tinh bột, xianua, cumarin, flavonoid,… Đặc biệt, với 2 thành phần saponin và flavonoid, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực tốt nên củ ráy được xem là bài thuốc quý trong chữa bệnh gout.
Hơn thế nữa, nếu củ ráy được kết hợp dùng chung với chuối hột rừng sẽ rất tuyệt vời, mang lại hiệu quả cao trong chữa bệnh. Bởi, trong vỏ chuối có chứa các thành phần enzyme polyphenol, oxidase, còn trong hạt chuối thì chứa saponin, coumarin, tanin, flavonoid, tinh dầu,… Đây đều là các thành phần hoạt chất có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giảm đau bụng và sát trùng khá tốt.
Các bài thuốc chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột
Củ ráy chữa bệnh gout kết hợp với chuối hột sẽ là một bài thuốc tuyệt vời mà một bệnh nhân bị gout không nên bỏ qua. Bài thuốc này có thể được ứng dụng dưới nhiều cách khác nhau nhưng phổ biến nhất là xay bột uống, sắc nước dùng mỗi ngày.
Xay bột củ ráy với chuối hột để uống
Để mang lại hiệu quả cao bạn nên chọn củ ráy từ 1 năm tuổi trở lên, còn chuối hột nên ưu tiên chọn loại chuối rừng chính gốc. Đối với củ ráy thì đem cạo vỏ, rửa sạch, loại bỏ phần xơ cứng, thái nhỏ và phơi khô.
Chuối hột thì đem rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô. Sau đó, lấy 2 dược liệu củ ráy và chuối hột đã khô trộn lại với nhau (lưu ý lấy liều lượng 2 dược liệu bằng nhau) rồi đem xay nhuyễn thành bột mịn. Cuối cùng cho bột vừa xay vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín, để dùng dần.
Mỗi lần dùng, lấy 1 thìa cà phê hỗn hợp bột trên hòa tan trong nước ấm để uống, ngày uống 2 lần sáng và tối. Nên kiên trì dùng bài thuốc này trong 1 tháng, bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh gout thuyên giảm rất nhiều.
Nấu trà chuối hột và củ ráy chữa bệnh gout
Với cách dùng này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu củ ráy và chuối hột. Hai dược liệu này đem rửa sạch, thái lát mỏng và ngâm qua đêm cho hết nhớt. Sau đó, vớt 2 dược liệu ra và cho lên chảo sao vàng từng nguyên liệu với lửa nhỏ là có thể dùng được.
Củ ráy và chuối hột các bạn sẽ dùng theo tỉ lệ 5:3, sử dụng hãm với nước nóng để uống. Cứ như vậy, mỗi ngày nên dùng 1 chén trà củ ráy, chuối hột trước ăn 30 phút. Kiên trì áp dụng bài thuốc từ 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý khi dùng củ ráy chữa bệnh gout
Củ ráy chữa bệnh gout là bài thuốc quý chúng ta không nên bỏ qua. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị cao nhất và an toàn trong quá trình sử dụng thì bệnh nhân cần lưu ý các điều sau:
- Củ ráy có chứa canxi oxalat có tác dụng gây ngứa, đau. Nhưng hoạt chất này lại dễ bị phân hủy khi nấu chín hoặc phơi khô hoàn toàn. Vì vậy mà khi dùng bệnh nhân cần chú ý chế biến kỹ.
- Bài thuốc này chỉ mang lại hiệu quả đối với các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu và mang lại hiệu quả không cao đối với trường hợp bệnh nặng.
- Là bài thuốc đông y nên sẽ có tác dụng chậm, do đó bệnh nhân cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nếu dùng bài thuốc này trong thời gian dài mà bệnh không có gì thuyên giảm thì hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị với phác đồ chính xác nhất.