Ngưu tất hình ảnh cây dại khá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là người dân vùng nông thôn. Bạn sẽ thật bất ngờ khi biết đây là một loại dược liệu đa dụng, được sử dụng với nhiều tác dụng mang lại mà hiếm ai biết. Vậy cây ngưu tất có tác dụng gì? Hãy cùng Đức Thịnh làm sáng tỏa với bài viết sau nhé!
Đặc điểm cây ngưu tất
Cây ngưu tất còn được gọi là cây cỏ xước, hoài ngưu tất, bách bội, ngưu tịch, xuyên ngưu tất, ngưu kinh, cỏ xước hai răng. Cây thuộc họ dền (Amaranthaceae), có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume.
Cây thuốc thuộc dạng thân thảo sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có 4 cạnh được chia làm nhiều đốt. Thường thì cây trưởng thành sẽ có chiều cao dao động 60 – 110cm. Cây có nhiều cành mọc phân 2 bên.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Lá ngưu tất mọc đối dạng hình bầu dục, có lông bao phủ trên mặt và hai bên mép thì có hình gợn sóng. Phiến lá hình trứng. Cuống lá dài khoảng 1 – 3cm. Cây thuốc sẽ ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 9.
Hoa cây ngưu tất mọc ở kẽ lá, ngọn hoặc ngay đầu cành. Cây cho quả vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Quả ngưu tất có hình bầu dục, nếu bóc vỏ ra sẽ thấy 1 hạt bên trong.
Tác dụng của cây ngưu tất
Trong y học cổ truyền, rễ là bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây ngưu tất. Rễ cây thuốc có tính bình, vị đắng, hơi chua, tác dụng giúp tán huyết ứ, tiêu ung, lợi thấp, chữa đau họng, tiểu buốt, tiểu ra máu, can thận hư, ù tai, tay chân co quắt hoặc bại liệt, đau lưng mỏi gối, sỏi thận, ích thận, bổ can, cường tráng gân cốt.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rễ cây ngưu tất là bộ phận chứa nhiều thành phần dược chất nhất. Chúng ta có thể kể đến thành phần saponin toàn phần (4.04%), acid oleanolic (0,096%). Đồng thời, còn có ecdysteron và inokosteron, với hàm lượng ecdysteron khoảng 0,037%.
Hơn thế nữa, trong rễ cây ngưu tất còn chứa một saccharid là fructan mạch ngắn với mức độ trùng hợp trung bình là 8. Chất saccharid này có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch rất tốt. Cùng một peptidpolysaccharid trong đó 24,1% là peptid bao gồm glycin, serin, acid glutamic và acid aspartic.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Cụ thể trong y học, chất peptidpolysaccharid này cũng có tác dụng miễn dịch. Ngoài ra, trong rễ cây ngưu tất còn có thành phần betain với hàm lượng 0,93 – 1,029%, có tác dụng là ổn định trong quá trình chế biến. Hơn nữa, trong rễ khô còn có emodin và physcion.
Từ những thành phần dược chất chứa bên trong, cây ngưu tất được y học hiện đại ghi nhận thực tế nhiều tác dụng như:
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị thấp khớp.
- Hạ huyết áp, giảm chỉ số lipid, giảm cholesterol trong máu.
- Cải thiện chức năng gan, hạ men gan.
- Hỗ trợ ngăn ngừa mỡ máu, xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ điều trị bệnh răng lợi: Viêm quanh răng, viêm cấp tính vùng niêm mạc miệng,…
- Tăng cường chức năng sinh lý
- Làm giảm các triệu chứng bệnh như cảm giác nặng đầu, chóng mặt, tức ngực, mỏi mệt, giảm trí nhớ,….
Một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây ngưu tất
Song song với việc sử dụng độc vị thì cây ngưu tất còn được dùng kết hợp với nhiều dược liệu khác, giúp nâng cao hiệu quả mang lại đối với một số tình trạng bệnh.
Bài thuốc điều trị viêm xương khớp
Dùng 15g ngưu tất, độc hoạt 12g, tang ký sinh, dây đau xương, mỗi vị 16g, kết hợp với đương quy, tục đoạn, bạch thược, tần giao, đảng sâm, mỗi vị 10g. Đem tất cả các vị trên sắc cùng với 800ml nước, cô cạn còn 300ml, chia làm 2 lần uống trong ngày và uống khi còn ấm.
Bài thuốc chữa tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim
Dùng rễ ngưu tất khô 5g, thành ngạnh 10 cây. Đem tất cả các dược liệu sắc với 3 bát nước, cô cạn còn 1 bát thì ngưng rồi gạn thuốc, uống trước khi ăn 30 phút. Dùng liên tục 60 ngày/liệu trình, nghỉ 3 ngày và tiếp tục liệu trình nếu bệnh chưa dứt.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Bài thuốc chữa đau đầu, rối loạn tiền đình, thừa cân, khó đi cầu, đêm trằn trọc khó ngủ
Dùng ngưu tất 30g, hạt muồng 20g. Hai dược liệu này sẽ đem sắc lấy nước đặc, uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa cholesterol máu cao
Dùng 12g ngưu tất, thái thành những lát mỏng và hãm với nước nóng uống thay trà mỗi ngày.
Bài thuốc trị rong kinh
Dùng 12g ngưu tất, 12g bạch truật, phục linh, trần bì, hương phụ, bán hạ, mỗi vị 8g. Tất cả dược liệu sẽ đem sắc nước uống mỗi ngày. Uống 2 – 3 tuần/liệu trình.
Bài thuốc chữa bại liệt, phong thấp, bệnh xơ vữa thành mạch
Dùng 40 – 60g ngưu tất, sắc với nước, uống thay nước lọc mỗi ngày.
Qua bài viết trên chắc chắn bạn đọc có thể tự trả lời cho mình câu hỏi “cây ngưu tất có tác dụng gì?” đúng không? Đồng thời, qua đây bạn đọc cũng có thể đút kết kinh nghiệm, bỏ túi kiến thức hay về cây thuốc quanh ta và cũng có thể dùng chúng để ứng dụng thực tế hữu ích nhé!