Cam thảo dây có tác dụng gì? độc tính của nó như thế nào?

Cam thảo dây có tác dụng gì? Đây là thắc mắc của nhiều người hiện nay, bởi cây này có tên gần giống với một loại thảo dược khác đó chính là cam thảo, chỉ khác một chữ thôi. Bài viết giới thiệu ngay sau đây nhằm mang lại những kiến thức hữu ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về loại thảo dược này, cùng theo dõi nhé.

Cam thảo dây có tác dụng gì? độc tính của nó như thế nào?

Đặc điểm của cây cam thảo dây

Cam thảo dây còn gọi là tương tư tử, tương tự đậu, tương tư đằng, dây cườm, dây chi chi, ang krang, angkreng (Campuchia). Tên khoa học Abrus precatorius L. (Abrus minor et pauciflorus., Glycine abrus L.).Thuộc họ Cánh bướm Fabaceae (Papilionaceae).

Cam thảo dây mọc hoang khắp nơi, dây cam thảo là một loại dây leo, cành gầy nhỏ, thân có nhiều xơ. 

Lá kép hình lông chim, cả cuống dài 15 – 24cm, gồm 8 – 20 đôi lá chét, cuống chung ngắn, cuống lá chét càng ngắn hơn, phiến lá chét hơi hình chữ nhật dài 5 – 20mm rộng 3 – 8mm. 

Hoa màu hồng mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành. Cánh hoa hình cánh bướm. 

Quả thon dài 5cm, rộng 12 – 15mm, dày 7 – 8mm, mặt có lông ngắn hạt từ 3 – 7, hình trứng, vỏ rất cứng, bóng, màu đỏ với một điểm đen lớn xung quanh tễ.

Cam thảo dây có tác dụng gì? độc tính của nó như thế nào?

Tác dụng của cam thảo dây

Theo đông y, cam thảo dây là một loại thảo dược thuộc tính mát, có vị ngọt giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm cholesterol, bảo vệ gan, giải độc và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

200.000₫
Còn hàng
Thaoduocducthinh.com

Ngoài ra cam thảo dây còn chữa những bệnh sau:

  • Hỗ trợ trị tâm phế suy nhược, mệt xỉu, khó thở, mạch nhỏ yếu.
  • Hỗ trợ trị ho, cảm cúm.
  • Hỗ trợ trị mụn nhọt , ngộ độc.
  • Hỗ trợ trị viêm loét dạ dày.
  • Chữa rắn cắn.
  • Hỗ trợ điều trị thủy đậu.

Theo nghiên cứu y học hiện đại cho thấy trong cam thảo dây có chất glycyrrhizin giúp hỗ trợ điều trị viêm gan dị ứng. 

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy chất này giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm gan C mãn tính cả ở những người không đáp ứng hay không điều trị được với interfron. 

Đồng thời, chất Glycyrrhizin còn có tác dụng làm giảm tổn thương mà các hóa chất gây ra ở tế bào gan.

Cam thảo dây trị ho

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cam thảo dây

  • Bài thuốc Dinh huyết giải độc thang dùng điều trị thủy đậu

Lấy 12g Cam thảo dây, 12g Sinh đại, 12g Ngân hoa, 12g Lục đậu bì (vỏ đậu xanh), 16g lá Tre, 8g Lô căn (rễ Lau), 8g Mẫu đơn bì, 8g Hoàng đằng, nấu tất cả thảo dược với 1 lít nước. Nấu xong lọc lấy nước bỏ vào bình giữ nhiệt dùng dần, bởi uống khi còn nóng rất tốt, chỉ nên uống trong ngày.

230.000₫
Còn hàng
Thaoduocducthinh.com
  • Chữa mụn nhọt, lở loét, tróc da gây đau đớn toàn thân

Lấy 15g Cam thảo dây, 15g Bồ công anh, 15g Sài đất, 10g Kim ngân dây, 10g Thương nhĩ tử (sao cháy), sắc các vị thuốc cùng 800 ml nước. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn 200 ml thì lấy ra, chia thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày. 

  • Chữa họng sưng tấy viêm đau

Dùng 12g Cam thảo dây, 12g Bạch mao căn, 12g Cát căn, 12g Tang bì (tẩm mật sao), 5g Xạ can, 6g Ô mai, sắc tất cả thảo dược cùng 600 ml nước. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn 100 ml thì chia thành 2 phần uống trong ngày. 

Trà cam thảo dây

  • Bài thuốc Trần Bì La Bạc Thang chữa viêm phế quản mãn tính, ho khạc ra đờm trắng

Lấy 8g Cam thảo dây, 10g Trần bì (sao vàng), 10g La bạc tử (sao thơm), 10g vỏ Vối (sao thơm), 4g Gừng tươi, sắc cùng 600 ml nước. Đun sôi với lửa nhỏ khoảng 15 phút để nước thuốc cô cạn còn 200 ml thì lấy ra. Chia nước thuốc thành 2 phần uống trong ngày khi còn nóng. 

  • Điều trị tiêu chảy cấp tính

Lấy 10g Tương tư đằng, 30g Rau má phơi khô, 30g Cát căn, 20g Búp Tre non, nấu cùng với 1 lít nước. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn 500 ml thì lấy ra, lọc lấy nước thuốc bỏ vào bình giữ nhiệt dùng dần.

Lưu ý về độc tính của cam thảo dây

Trong cam thảo dây có chất độc abrin, chất này rất dễ gây ngộ độc khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Nếu Abrin dính vào kết mạc mắt có thể gây phù tấy và tổn thương ở giác mạc vĩnh viễn.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cùng trẻ em nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hy vọng, những thông tin trên sẽ bổ sung kiến thức và giúp bạn biết được cam thảo dây có tác dụng gì. Hãy tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng loại thảo dược này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *