Cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

Cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung là hai cây thuốc nổi tiếng trong việc phòng ngừa và điều trị khối u. Trong tự nhiên chúng tương đối giống nhau về hình dáng, làm thế nào để phân biệt 2 cây thuốc này và liệu chúng có giống nhau về công dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua thông tin bên dưới.

Phân biệt cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

Hình dáng của hai cây thuốc này khá giống nhau trong tự nhiên, dưới đây là một số đặc điểm để bạn phân biệt được cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung.

Cây náng hoa trắng

Cây có nhiều tên gọi khác nhau như chuối nước, đại tướng quân, văn thù lang, tỏi lơi, cây lá náng,… Cây thuộc họ thủy tiên, có tên khoa học là crinum asiaticum L.

Cây náng hoa trắng có đầy đủ lá, hoa, quả và hành. Trong đó:

  • Lá náng có chiều dài từ 1-1.2m, rộng từ 5-10cm, lá mọc đơn từ gốc. Lá nhẵn ở cả hai mặt, màu xanh lục, mặt trước có rãnh hõm xuống, mặt sau có gân lồi ở giữa, các gân bên song song với nhau.
  • Hoa mọc thành cụm, nằm trên đầu một cán dẹp dài từ 40-60cm. Mỗi cụm hoa có từ 6-12 hoa, đôi khi nhiều hơn. Hoa có màu trắng, về chiều có mùi thơm rất dễ chịu.
  • Quả náng hình cầu hơi dẹp.
  • Hành náng có thuôn dài, có thể dài hơn 12cm, hình đầu.

Cây náng hoa trắng thường tìm thấy ở các nước như Indonesia, Ấn Độ. Ở Việt Nam, cây có mặt ở khắp nơi từ bắc vô nam. Ngoài ra, cây còn được người dân trồng để làm cảnh.

Phân biệt cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung

Cây còn được gọi với nhiều tên khác là tỏi thái lan, tây nam văn châu lang, náng lá rộng, hoàng cung trinh nữ,… Cây cũng thuộc họ thủy tiên, tên khoa học là crinum latifolium L. Cây được mô tả như sau:

  • Thân như củ hành tây to, các lá úp vào nhau thành một thân giả, dài tầm 10-15cm.
  • Lá cây dài từ 60-90cm, bản rộng, nhẵn hai mặt, màu xanh lục, phần đầu lá gần với mặt đất, có màu tía. Mặt lá trên lõm thành rãnh rất rõ, gân lá song song nhau.
  • Hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm từ 6-20 hoa, có màu trắng, điểm thêm tím đỏ, trổ hoa vào tầm tháng 3 đến tháng 4.
  • Quả trinh nữ hoàng cung có hình cầu, rất hiếm khi gặp.
  • Thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng rất dễ dàng.

Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau này được trồng ở các nước vùng Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Malaysia và phía nam của Trung Quốc. Ở nước ta, cây được trồng nhiều nơi từ bắc vô nam.

Phân biệt cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

So sánh cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

Để biết được cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung có giống nhau về công dụng không, thì đi tìm hiểu ngay dưới đây.

Thành phần hóa học

  • Cây náng hoa trắng

Từ năm 1963, GS. Đỗ Tất lợi cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học của cây thuốc này và nhận thấy, cây có chứa chất alkaloid gọi là lycorin.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã nhận định, cây thuốc này có chứa tới 32 loại alkaloid. Trong đó một số alkaloid như lycorine có tác dụng kháng lại sự phát triển của các tế bào khối u và kháng khuẩn.

Ở một nghiên cứu khác, Phan tống sơn cùng cộng sự cũng đã nghiên cứu và công bố hàm lượng lycorine có trong cây náng hoa tráng khá cao.

  • Trinh nữ hoàng cung

Cũng với thời gian này, Trần Bạch Dương và cộng sự của mình tiến hành nghiên cứu về các thành phần hóa học có trong cây trinh nữ hoàng cung và cây náng hoa trắng.

Ông lập được 12 alkaloid có trong cây thuốc này và nhận thấy nó cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm, có công dụng ức chế rất mạnh 3 dòng tế bào ung thư người là Hep – G2, RD và FI giống cây náng hoa trắng.

Nhận xét: Hai cây thuốc này đều chứa các alkaloids, tiêu biểu nhất là Lycorine với tác dụng gây độc cho tế bào, chống lại sự phát triển của khối u và kháng khuẩn. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ và so sánh chi tiết hơn về công dụng này trong phần dưới đây.

So sánh cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

Công dụng trong đông y

Trong dân gian thường lưu truyền một số bài thuốc có cây náng hoa trắng, dùng để điều trị một số bệnh như bong gân, sai gân khi ngã, nhức mỏi xương khớp, tê thấp, trĩ ngoại. Ngoài ra, ở Ấn Độ còn dùng củ náng để ép lấy nước pha loãng để làm thuốc gây nôn.

Đối với cây trinh nữ hoàng cung từ xưa nhân dân ta đã đồn nhau tìm lá cây thuốc này để chữa các bệnh quan đến u như u xơ tử cung, ung thư tử cung, u nang buồn trứng, ung thư, u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới.

Công dụng trong y học hiện đại

  • Cây náng hoa trắng

Ban đầu cây náng hoa trắng chỉ được người dân sử dụng để chữa một số bệnh như trên và chỉ sử dụng đắp ngoài da chứ không dùng để uống. Mãi về sau này, khi thế giới tìm thấy được khả năng ức chế u cực nhạy của lycorine trong cây thuốc này thì nó đã được chính thức sử dụng nhiều trong y học hiện đại.

Trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng gây độc tế bào khối u của lycorine trong náng hoa trắng tại nhiều vị trí trên cơ thể, kết quả cho thấy chất này có hoạt tính kháng khối u rộng, đáp ứng tốt với cả khối u ở tuyến tiền liệt, tuyến vú, tử cung, buồng trứng, phổi, thận, bàng quang,…

So sánh cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung

  • Cây trinh nữ hoàng cung

Hiện tại trình nữ hoàng cung vẫn được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh của chị em phụ nữ.

Theo y học hiện đại, trong cây thuốc này có chứa hoạt chất sinh học lycorine với tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào khối u và kích thích các tế bào lympho T hoạt động và phát triển. Tế bào lympho là những tế bào bạch cầu, gồm 2 loại chính là lympho B và lympho T, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của chúng ta, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus.

Trong một số nghiên cứu dược lý khác cũng cho thấy, một số alkaloid trong trinh nữ hoàng cung như lycorine có khả năng ức chế sự tăng trường của tế bào u xơ tuyến tiền liệt và u xơ tử cung.

Nhận xét chung: Cả hai cây thuốc đều chứa hoạt chất lycorine, có tác dụng ức chế các bệnh liên quan đến khối u tiền liệt tuyến ở nam giới và u xơ, u nang, u tuyến vú ở nữ giới.

Như vậy bài viết này đã cho biết rõ thông tin về cây náng hoa trắng và trinh nữ hoàng cung. Mong rằng qua chia sẻ này đã phần nào giúp bạn phân biệt được 2 cây thuốc này để tránh nhầm lẫn trong việc chọn vị thuốc phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *