Trong cuộc sống thường ngày, cây ngải cứu mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nhưng đối với bà bầu thì sao, bà bầu có dùng cây ngải cứu được không? Cây ngải cứu có tác dụng gì với bà bầu? Sự thật như thế nào về tác dụng của cây ngải cứu đối với bà bầu, điều này sẽ được Đức Thịnh bật mí ngay sau đây.
Bà bầu ăn rau ngải cứu thì có tốt không?
Trên thực tế thì hiện nay vẫn chưa có kết luận nào cho rằng các mẹ bầu ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai, đặc biệt là đối với 3 tháng đầu. Tuy nhiên, trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu không nên quá lạm dụng dùng ngải cứu.
Bởi có khả năng nếu dùng quá nhiều dược liệu, sẽ gây ra các hiện tượng ra máu nhiều, co thắt tử cung và sảy thai. Vì vậy, nếu mẹ bầu có ý định ăn rau ngải cứu thì hãy thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng dược liệu này nhé!
Trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, 1 – 2 lần/tuần, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa, ngải cứu còn có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm đau vùng bụng. Dược liệu còn được dùng trong một số bài thuốc dành cho mẹ bầu bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Tác dụng của ngải cứu với bà bầu – Lợi ích khi bà bầu ăn rau ngải cứu
Cây ngải cứu có tác dụng gì với bà bầu? Có thể nói, nếu ngải cứu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang đến nhiều tác dụng đối với mẹ bầu. Chẳng hạn như:
Chữa động thai
Chữa động thai là một trong các tác dụng chăm sóc sức khỏe chính của cây ngải cứu. Nếu mẹ bầu có hiện tượng bị động thai do va chạm hoặc chấn thường có thể dùng cây ngải cứu để ổn định lại. Mẹ bầu có thể chần trứng gà bổ dưỡng với ngải cứu cho chín nhừ, rồi ăn cả nước và bã. Món ăn này rất hiệu quả trong việc an thai.
Chữa băng huyết, thổ huyết
Ở trường hợp mẹ bầu bị ra máu, có thể áp dụng bài thuốc: Lá ngải cứu, tía tô, mỗi loại 16g, sắc cùng 600ml nước, cô cạn còn 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chảy máu cam
Cây ngải cứu chữa chảy máu cam là một tác dụng ít ai biết được của loại dược liệu này. Ngải cứu có khả năng cầm máu cam, làm ngừng chảy máu, giúp cho kinh mạch ấm hơn thông qua việc rút ngắn thời gian chảy máu cam và nhanh chóng làm đông máu.
Trường hợp, nếu thường xuyên bị chảy máu cam do nhiệt thì bạn có thể dùng bài thuốc: Ngải cứu tươi, tiên sinh địa hoàng, hà diệp tươi và trắc bá diệp tươi, dùng sắc nước để uống.
Chữa đau bụng, đau dây thần kinh
Trường hợp một người bị đau bụng, đau dây thần kinh, có thể lấy một nắm ngải cứu, đem rửa sạch, giã nát. Sau đó, dùng vắt lấy nước, thêm một ít mật ong vào, uống 2 lần/ngày vào buổi trưa và chiều. Dùng đều đặn bài thuốc từ 1 – 2 tuần để có hiệu quả.
Điều trị thấp khớp, ghẻ lở
Với thành phần chất tanin, cineol trong ngải cứu, sử dụng dược liệu sẽ có tác dụng chống phù nề, giảm đau tốt nhất. Bên cạnh đó, trong dược liệu này còn chứa nhiều hoạt chất khác có khả năng tăng sức đề kháng, lưu thông mạch và giảm sưng viêm rất tốt.
Vì vậy mà, việc sử dụng ngải cứu sẽ giúp hỗ trợ điều trị thấp khớp hiệu quả. Hơn nữa, đối với các vết ghẻ, lở nếu dùng ngải cứu giã nhỏ cùng vài hạt muối rồi đắp lên và băng lại sẽ giúp giảm viêm, làm lành vết thương nhanh nhất.
Giảm nôn mửa
Trường hợp bị nôn mửa, có thể dùng ngải cứu khô rửa sạch và sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần, có tác dụng giúp ngăn ngừa và giảm dần tình trạng nôn mửa.
Điều trị lỵ ra máu
Vốn được xem là vị thuốc quý trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ngải cứu dùng để điều trị lỵ ra máu sẽ rất tốt. Đơn giản, hãy dùng dược liệu rửa sạch, giã nát, rồi đắp vào hậu môn, thực hiện mỗi ngày để có chuyển biến tốt nhất.
Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư
Ngải cứu có tác dụng rất tốt trong các vấn đề phụ khoa ở phụ nữ như kinh nguyệt không đều, viêm nhiễm âm đạo, khí hư bất thường,…. Dược liệu được xem là một trong nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng, chị em nên bỏ túi để sử dụng khi cần.
Trường hợp, nếu các mẹ bầu muốn loại bỏ các nấm ngứa vùng kín, có thể dùng bài thuốc sau: Sử dụng 20g lá ngửi cứu non, 1 nhánh gừng, 1 ít muối. Dược liệu và gừng đem rửa sạch. Sau đó, cho tất cả các nguyên dược liệu vào nồi, đun sôi và dùng để xông bên ngoài vùng kín.
Nước nấu sau xông, nguội thì dùng để rửa bên ngoài âm đạo, rồi rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn lau khô vùng kín. Cứ vậy, mỗi tuần nên thực hiện 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Những món ăn cho bà bầu ăn rau ngải cứu
Ngải cứu ngoài cách dùng là sắc nước uống. Dược liệu còn được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu.
Canh ngải cứu nấu thịt nạc
Nấu canh ngải cứu với thịt nạc từ lâu đã là một bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bà bầu cũng có thể ăn canh rau ngải cứu với thịt nạc này sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt.
Cách chế biến đơn giản, thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị xào qua, thêm nước, đun sôi và cho rau ngải cứu vào. Khi canh sôi, nêm vừa miệng và ăn nóng.
Trứng gà ngải cứu
Các mẹ bầu có thể sử dụng kết hợp trứng gà với ngải cứu làm món ăn giúp an thai, lưu thông máu, trị chứng đau đầu hiệu quả. Cách chế biến đơn giản, ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị, rán chín và dùng thôi.
Cháo ngải cứu
Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, sắc lấy nước để nấu cháo, khi ăn có thể cho một ít đường và ăn nóng. Đây là cách dùng ngải cứu giúp trị động thai, giảm đau xương khớp ở mẹ bầu rất tốt.
Gà hầm ngải cứu
Sử dụng gà đen làm sạch, cho vào nồi, đổ săm sắp nước, hầm cùng 3 trái táo đỏ, kỷ từ, 3 lát sâm, ngải cứu, hạt sen, tam thất, nêm gia vị vừa ăn. Sử dụng bài thuốc này sẽ giúp các mẹ bầu bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết và tốt cho hệ xương.
Sự thật thì uống nước ngải cứu khi mang thai có hại không?
Ngải cứu vốn là một dược liệu tốt nhưng nếu bị lạm dụng dùng quá liều sẽ dẫn đến các tình trạng không tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt là đối với mẹ bầu, phải càng thận trọng hơn trong việc dùng thuốc, dược liệu và cả cây ngải cứu.
Nếu mẹ bầu dùng ngải cứu với tần suất và liều lượng phù hợp sẽ an toàn và tốt cho thai nhi. Nhưng nếu dùng quá liều, uống quá nhiều dược liệu, không cân bằng được chế độ uống thì thai nhi sẽ gặp phải rất nhiều nguy hiểm không nên.
Nước ngải cứu có thể gây co bóp tử cung dẫn đến làm tăng tỷ lệ sảy thai và sinh non ở sản phụ. Thậm chí, nếu sản phụ có tiền sử mắc các bệnh lý về thận, việc dùng nước ngải cứu sẽ làm tăng tốc độ phát triển của bệnh nặng hơn.
Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu
Hiện tại, mặc dù chưa có bằng chứng, chứng minh ngải cứu gây hại đối với phụ nữ mang thai, nhưng để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì tốt nhất mẹ bầu không nên sử dụng dược liệu này. Hoặc nếu muốn sử dụng ngải cứu, mẹ bầu nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Chỉ nên uống nước ngải cứu 1 lần/tuần với dung tích khoảng 200ml.
- Nếu có tiền sử sinh non, sảy thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng ngải cứu thường xuyên, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ở trường hợp, mẹ bầu bị rối loạn đường ruột cấp tính thì càng tuyệt đối không được dùng ngải cứu. Bởi điều này sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.
- Trường hợp mẹ bầu bị viêm gan, xơ gan thì tốt nhất nên tránh xa nước ngải cứu, tuyệt đối không dùng dược liệu này, bởi có thể gây viêm gan cấp tính do nhiễm độc từ ngải cứu.
Bài viết trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của nhiều bạn đọc giả về “cây ngải cứu có tác dụng gì với bà bầu”. Hơn nữa, Đức Thịnh hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng và đặc tính của loại cây này, từ đó có được hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé!