Cây phèn đen nổi tiếng về tác dụng giải độc, thải độc tố. Đặc biệt, cây phèn đen chữa rắn cắn là một trong nhiều tác dụng về giải độc được nhắc đến nhiều của cây thuốc này. Và để hiểu rõ hơn về tác dụng này của cây phèn đen, chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết bên dưới đây với Đức Thịnh nhé!
Phèn đen là cây gì? Những thông tin thú vị về cây phèn đen
Cây phèn đen là tên gọi dân gian phổ biến nhất của cây thuốc này. Ngoài ra, cây phèn đen còn có nhiều tên gọi khác ở các vùng miền khác nhau như mực, nỗ, tạo phan diệp, chè nộc, diệp hạ châu mạng,.. Trong khoa học, cây thuốc còn có tên gọi là Phyllanthus Reticulatus Poir.
Phèn đen thuộc họ cây thầu dầu – Euphorbiaceae. Mặc dù là một loài cây không quá hiếm gặp, nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra cây thuốc quý này trong thiên nhiên mà rất dễ nhầm lẫn với nhiều loài cây khác mọc hoang bên đường.
Cây phèn đen thân nhỡ, cao tầm 2 – 4m. Cây có các nhánh mọc so le với nhau, có màu đen nhạt. Lá phèn đen có hình tam giác hẹp, dạng trái xoan, cũng có thể thay đổi theo mùa. Lá cây rất mỏng, rất dài khoảng 1.5 – 3cm, rộng 6 – 12mm. Mặt trên lá có màu xanh sẫm hơn so mặt dưới.
Hoa cây phèn đen mọc ra từ nách lá hay có thể mọc riêng lẻ hoặc xếp chùm 2,3 bông. Bông màu trắng nhỏ, có các sọc vàng dọc ở cánh hoa. Cây phèn đen cho quả căng mọng nước, dạng hình cầu. Ban đầu quả có màu trắng, dần chuyển thành màu đỏ hồng nhạt, lúc chín thì có màu đen.
Cây phèn đen nở hoa kết quả vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Trong tự nhiên, ngoài cây phèn đen thì còn có cây phèn đen trắng hay còn gọi là phèn trắng. Tuy nhiên, cây phèn đen trắng (phèn trắng) rất hiếm thấy trong tự nhiên.
Hiện nay, cây phèn trắng cũng không có nhiều nghiên cứu về công dụng chữa bệnh. Mọi người thường sử dụng cây phèn đen để chữa bệnh nhiều hơn. Bên cạnh đó, cây phèn đen còn có các hình dáng, tư thế rất đẹp mắt, nhiều người còn dùng để làm cây cảnh có giá trị kinh tế đến vài triệu đồng.
Cây phèn đen thường mọc ở đâu tại Việt Nam?
Cây phèn đen thuộc cây nhiệt đới, ưa sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, thích nghi tốt được với nhiều vùng đất khác nhau kể cả nơi có thời tiết nắng nóng. Thường thì cây mọc hoang nhiều ở các bụi rậm ven đường, ven bìa rừng, bờ ruộng,… Ở nước ta, cây phèn đen phân bố nhiều tại các tỉnh phía nam như Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Đăk Lăk,…
Cây phèn đen có tác dụng tốt gì đối với sức khỏe?
Trong y học cổ truyền, cây phèn đen được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Theo các tài liệu đông y ghi chép về vị thuốc cây phèn đen: Rễ cây phèn đen có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, chỉ tả, thu liễm, thường được sử dụng để chữa cam tích trẻ em, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, lỵ,…
Lá cây phèn đen thì có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đào thải độc tố, lợi tiểu, sát trùng,…thường được dùng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, mề đay, lở loét, ứ huyết, phù thũng, tiêu chảy, lỵ, cảm sốt, rắn cắn,…Vỏ ở thân cây được dùng để chữa bí tiểu, thuỷ đậu có mủ,… Còn nếu dùng toàn thân cây có thể chữa bệnh gai cột sống, đau thần kinh tọa, viêm khớp, thấp khớp, tê bì,…
Cây phèn đen chữa rắn cắn
Với tác dụng giải độc, đẩy độc tố ra ngoài tốt thì cây phèn đen chữa rắn cắn là một phương pháp bài thuốc sơ cứu tuyệt vời được đánh giá cao về tác dụng mang lại. Bởi cây phèn đen có độc tính mạnh hơn so với nọc độc của rắn nên sẽ tác dụng nhanh và đẩy nhanh nọc độc của rắn ra ngoài nhanh nhất.
Tuy nhiên, nọc độc rắn độc rất nguy hiểm, sử dụng cây phèn đen chỉ là bước sơ cứu ban đầu. Sau đó, hãy đưa nhanh người bị rắn cắn đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh trường hợp chất độc lây lan sang cơ quan khác gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bí quyết sử dụng cây phèn đen chữa rắn cắn của người bản địa
Cây phèn đen có tác dụng cầm hút máu độc, đào thải máu độc và độc tố trong cơ thể ra ngoài khi bị rắn cắn. Đặc biệt, dược liệu này có khả năng ngăn không cho độc tố lan rộng. Chính vì thế mà chúng được người dân bản địa xem là bí kíp sinh tồn nhất định phải ghi nhớ mỗi khi đi rừng, lên rẫy, làm ruộng,…
Với cách sử dụng đơn giản, họ hái một nắm lá cây phèn đen tươi, giã hoặc nhai nát rồi đắp vào vết thương là xong bước sơ cứu. Như vậy sẽ giúp hút nọc độc và ngăn chặn nọc độc lay lan rộng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Sau đó, họ lặp tức đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương và điều trị.
Những lưu ý và thận trọng khi sử dụng phèn đen chữa bệnh
Trong dân gian, cây phèn đen được ông cha ta sử dụng bao đời nay để chữa bệnh, rất hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phụ nữ mang thai phải thận trọng khi dùng dược liệu này.
- Trẻ sơ sinh muốn dùng cây phèn đen cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.
- Trong cây phèn đen có chứa độc nhẹ, khi dùng thì không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Vì vậy, chỉ nên dùng đúng liều cho mỗi ngày, theo chỉ định của bài thuốc.
- Nếu dùng dược liệu cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thì nên giảm liều lượng chỉ định xuống còn một nửa liều dùng.
- Trong trường hợp dùng dược liệu cho người có cơ địa quá mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của cây thuốc, có thể sẽ có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, hôn mê,… Lúc này, phải ngừng dùng dược liệu ngay và đưa bệnh nhân đến viện lập tức để xử lý kịp thời.
- Trong tự nhiên có nhiều loại cây thuốc khác cũng có đặc điểm, hình dạng tương tự cây phèn đen. Vì vậy, khi thu hái và sử dụng cây thuốc nên có cách phân biệt để sử dụng đúng dược liệu.
Là một cây thuốc dân gian nhưng cây phèn đen chữa rắn cắn lại là một phương pháp sơ cứu tuyệt vời, kịp thời giúp đảm bảo tính mạng tốt nhất.