Cây phèn đen có tác dụng gì? Cây phèn đen là một trong các loại thảo dược quý, được dân gian, đông y sử dụng rộng rãi với nhiều tác dụng chữa bệnh lý khác nhau. Sự thật thì cây phèn đen là gì? Cây phèn đen chữa bệnh gì? Các bạn sẽ được Đức Thịnh bật mí nhanh thôi. Hãy cùng đón đọc bài viết với chúng tôi nhé!
Cây phèn đen là cây gì?
Cây phèn đen là loài cây thuộc họ thầu dầu, có tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus Poir. Tầm cỡ các cây thường có kích thước từ nhỏ đến trung bình, đạt chiều cao 2 – 4m. Cành cây thường có các nhánh màu đen.
Cây phèn đen có lá mọc so le, hình trái xoan, dài khoảng 2 – 4cm, phiến lá thường mỏng, hay thay đổi vào từng mùa. Đặc biệt, lá có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành từng chùm từ 3 – 4 lá một. Ở mặt lá trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới.
Hoa cây phèn đen thường mọc ở dưới nách lá. Quả có màu đen, hình bầu dục. Cây phèn đen thường có hoa vào các tháng 8, 9 hoặc tháng 10. Ở nước ta, cây phèn đen mọc hoang là nhiều.
Cây phèn đen có tác dụng gì?
Trong đông y, cây phèn đen là một vị thuốc quý và cũng là một thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc trị đau nhức, kiết lỵ, tiêu chảy,… Hơn thể nữa là cây thuốc còn có nhiều tác dụng tuyệt vời trong hỗ trợ trị các căn bệnh như:
Cây phèn đen có tác dụng giúp đào thải độc tố
Cây phèn đen với thành phần các chất kháng sinh tự nhiên, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể tốt nhất. Đặc biệt, dược liệu này có tác dụng tốt đối với tình trạng ngộ độc gan, gan bị ngộ độc do dùng nhiều rượu, bia, cơ thể không tự lọc, đào thải chất nên khiến độc tích tụ gây suy giảm chức năng gan rất nhiều,…
Bên cạnh đó, việc dùng các thực phẩm không sạch, hay làm việc trong môi trường độc hại,… dẫn đến cơ thể rất dễ bị nhiễm độc, nặng nhất là độc chì, độc do các thực phẩm. Đối với các hiện trạng nhiễm độc này, dùng cây phèn đen sắc nước uống sẽ giúp đào thải các độc tố nhanh chóng, hỗ trợ ổn định và ngăn ngừa được các tình trạng xấu cho cơ thể.
Cây phèn đen có tác dụng giải độc rắn cắn
Trường hợp, nếu đang đi bị rắn cắn, hãy nhớ cách xử lý nhanh như sau: Dùng lá cây phèn đen tươi giã nát, sau đó đắp vào vị trí bị rắn độc cắn. Cây phèn đen có tác dụng hút máu độc rắn ra khỏi vết thương cực kỳ tốt.
Hơn nữa, với độc tính của cây phèn đen mạnh hơn nhiều so với độc rắn. Vì thế mà dùng dược liệu này sẽ giúp đào thải độc rắn rất nhanh ra khỏi cơ thể. Đồng thời, để ngăn chặn không cho độc rắn lan rộng ra khắp cơ thể, khiến cơ thể nguy kịch thì hãy đưa ngay người bị rắn cắn đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Cây phèn đen có tác dụng giúp chữa tiêu chảy, kiết lỵ
Cây phèn đen cũng có tính kháng khuẩn rất tốt. Vì thế, loại dược liệu này nếu dùng trong trường hợp bị vi khuẩn gây hại trong dạ dày hay thành ruột sẽ hỗ trợ điều trị rất tốt, điển hình là bệnh tiêu chảy, kiết lỵ,…
Đơn giản, cách dùng cây phèn đen chữa tiêu chảy, kiết lỵ như sau: Dùng rễ cây phèn đen, vỏ quả lựu, mỗi vị khoảng 25g. Hai vị thuốc đem sao vàng hạ thổ rồi sắc nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Tác dụng của cây phèn đen chữa bệnh thủy đậu
Thủy đậu hay đậu mùa là căn bệnh thường xảy ra vào mùa hè, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh này thuộc nguy hiểm ở mức vừa, nếu không chữa trị kịp thời, nhanh chóng, dứt điểm có thể khiến cơ thể bị phá vỡ mất lớp miễn dịch vốn có ở cơ thể.
Bài thuốc cây phèn đen chữa bệnh thủy đậu được thực hiện dễ dàng tại nhà: Dùng một nắm cây phèn đen cùng một ít muối trắng, đun sôi chung với nước, cô đặc lại. Dung dịch thu được chia làm 2 phần, một phần sử dụng bôi lên vùng bị mụn thủy đậu, phần còn lại dùng uống.
Công dụng của cây phèn đen trị sâu răng, chảy máu chân răng
Cây phèn đen có tác dụng diệt khuẩn nên thường được sử dụng chữa các bệnh về răng miệng là hoàn toàn hợp lý. Nhất là khi răng bị đau âm ỉ, nhức nhối, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường. Lúc này, chỉ cần dùng cây phèn đen xúc miệng hoặc nấu thành dạng cô đặc bôi vào chân răng, răng bị sâu,…
Cây phèn đen có tác dụng chữa gai cột sống, đau nhức xương khớp
Tác dụng mà gần như nhiều người biết tới cây phèn đen chính là chữa đau nhức xương khớp, gai cột sống. Cây thuốc có khả năng kích thích vào vùng khớp bị thoái hóa, giúp giảm cơn đau, ngừa tình trạng bệnh khó khăn và đau nhức nhiều hơn.
Hơn nữa, cách dùng cây phèn đen chữa gai cột sống, đau nhức xương khớp vô cùng đơn giản. Đó là dùng cây phèn đen khô kết hợp với lá lốt, lá bưởi, cỏ xước, rễ gấc, mỗi vị tầm 25g. Tất cả các dược liệu này đem sắc với 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa 2 tiếng, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Đối tượng sử dụng cây phèn đen
Cây phèn đen mang đến nhiều giá trị đối với sức khỏe cũng như có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Cụ thể, dược liệu này có tác dụng tốt đối với các trường hợp:
- Bệnh nhân suy thận, thận hư.
- Người bị bí tiểu, tiểu rắt hoặc tiểu có mũ.
- Người bị rắn độc cắn.
- Người có cơ địa nóng trong người, thường xuyên phải dùng rượu bia.
- Bệnh nhân bị viêm ruột, viêm gan, phù thũng, ứ huyết.
- Các đối tượng hay bị chảy máu chân răng thường xuyên.
Dùng cây phèn đen có kiêng kỵ gì không? Một vài lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này
Cây phèn đen mang lại nhiều công dụng trong điều trị bệnh, điều này không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, để an toàn và hiệu quả mang lại tốt nhất, người dùng cần quan tâm, lưu ý một số vấn đề sau:
Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có dùng cây phèn đen được không?
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm. Vì vậy mà các mẹ bầu nên cẩn thận với các thực phẩm cũng như dược liệu được sử dụng. Tốt nhất thì các mẹ bầu không nên sử dụng cây phèn đen ở giai đoạn này, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi cũng nên cẩn trọng khi sử dụng loại dược liệu này.
Không lạm dụng cây phèn đen
Gì cũng vậy, ít quá thì không đủ, nhiều quá cũng không tốt. Sử dụng cây phèn đen chữa bệnh cũng vậy, chỉ nên dùng đúng liều lượng, không nên lạm dụng dùng quá mức sẽ không tốt, điều này có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ.
Không tự ý kết hợp với các loại dược liệu khác
Hiện tại, trong dân gian cũng như đông y có rất nhiều bài thuốc sử dụng kết hợp cây phèn đen cùng một số dược liệu khác. Tuy nhiên, đây đều là những bài thuốc đã được chứng minh và công nhận từ nghiên cứu, đã được ứng dụng thực tế lâu đời.
Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các dược liệu có thể được tự ý kết hợp để trị bệnh. Nếu không cẩn thận sẽ có thể phản tác dụng. Vì vậy, mọi vấn đề sử dụng bài thuốc kết hợp, người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng.
Cây phèn đen có tác dụng gì? Qua bài viết này thì đây sẽ không còn là một câu hỏi khó đối với các bạn đọc rồi đúng không ạ! Cây phèn đen hay bất kỳ dược liệu nào cũng vậy, chúng sẽ thật sự hữu ích khi bạn có cách sử dụng, liều dùng đúng và ứng dụng trường hợp thích hợp nhất.