Dùng cây xạ đen kết hợp với cà gai leo được không?

Cây cà gai leo và cây xạ đen là hai loại thảo dược quý của Đông Y. Trong khi cây cà gai leo có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan rất tốt thì cây xạ đen nổi tiếng có hiệu quả trong việc điều trị ung thư, u bướu, gan nhiễm mỡ,… Vậy cây xạ đen kết hợp với cà gai leo có tác dụng như thế nào trong điều trị bệnh? Cùng thảo dược Đức Thịnh tìm hiểu nhé!

Dùng cây xạ đen kết hợp với cà gai leo được không?
Dùng cây xạ đen kết hợp với cà gai leo được không?

Tác dụng của cây xạ đen và cây cà gai leo

Cây xạ đen và cây cà gai leo đều có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cả hai loại cây này đều có thể trị các bệnh về gan và một số bệnh lý khác rất hiệu quả.

Tác dụng của cây xạ đen

Cây xạ đen còn có tên gọi khác là cây ung thư, cây dây gối, cây bách quả,… tùy theo từng vùng miền. Xạ đen thuộc loại cây thân gỗ, thường mọc thành từng khóm. Thân cây dài từ 3-10m. Cành cây có hình tròn, lúc đầu có màu xám nhạt về nhau có màu xanh. Lá có hình bầu dục xoay ngược, mặt lá không có lông, cuống dài từ 5-7mm.

Cây xạ đen
Cây xạ đen có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác

Trong cây xạ đen có chứa có chất như flavonoid, saponin, triterpenoid, quinone,… có tác dụng trong việc hỗ trợ chữa bệnh rất hiệu quả.

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Các hoạt chất có trong cây xạ đen đã được các nghiên cứu chứng minh về khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả. Hoạt chất flavonoid có tính chống oxy hóa giúp phòng bệnh ung thư hiệu quả. Chất saponin, triterpenoid giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa lây lan và tái tạo lại cấu trúc của các tế bào bị bệnh.
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan: Nhờ có tính mát mà cây xạ đen giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp giúp thải độc gan giúp điều trị các bệnh về gan rất tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng cây xạ đen cho những bệnh bị xơ gan, viêm gan giúp bệnh tình thuyên giảm. Người bệnh sẽ ăn và ngủ ngon hơn, giảm hản triệu chứng chướng bụng, nóng trong người.

Tác dụng của cà gai leo

Cây cà gai leo còn có tên gọi khác lá cây cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh,… Cà gai leo là loại cây sống lâu năm, thân leo, dài khoảng 6m hoặc cao hơn. Cây có nhiều cành, phủ lông và có nhiều lông. Lá của cây mọc so le có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có gai, mặt dưới có lông màu trắng. Hoa có màu tím nhạt, mọc ở nách lá. Quả mọng, có hình cầu, khi chín sẽ có màu đỏ.

cà gai leo -tác dụng của cà gai leo
Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo đã được nhiều người công nhận
  • Hỗ trợ điều trị nóng gan và một số bệnh lý liên quan đến gan: Cây cà leo có công dụng chống viêm và tác dụng antioxidant rất tốt. Nó giúp làm ức chế sự nhân đôi và tiêu diệt virus viêm gan B. Ngoài ra, cây cà gai leo còn có tính mát giúp thanh nhiệt và giải độc gan hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư gan: Trong cà gai leo có chứa các chất saponin, flavonoid, alcaloid,… giúp ức chế, ngăn chặn sự di căn của các tế bào ung thư.

Tác dụng của cây xạ đen kết hợp với cà gai leo

Cây xạ đen và cây cà gai leo đều có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh gan. Vì thế khi kết hợp với nhau sẽ giúp thuốc có tác dụng mạnh hơn so với lúc sử dụng riêng lẻ.

Cây xạ đen kết hợp với cà gai leo có tác dụng điều trị bệnh như sau:

  • Giải độc gan: Cả hai loại cây này đều có tính mát giúp thải độc gan và tăng cường chức năng gan. Ngoài ra, cây xạ đen kết hợp với cà gai leo còn giúp tăng việc hấp thụ vitamin, tăng cường bảo vệ gan, phục hồi các nhu mô gan.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư gan, xơ gan: Khi sử dụng cả hai loại thảo dược này sẽ giúp tăng khả năng ức chế các tế bào ung thư, ngăn ngừa tình trạng lây lan nhanh chóng của các tế bào ung thư. Đồng thời, cà gai leo và xạ đen còn giúp tăng cường sức đề kháng, điều hòa miễn dịch giúp tăng khả năng chống lại bệnh ung thư của người bệnh.
  • Điều trị bệnh viêm gan B: Sự kết hợp giữa cây xạ đen và cà gai leo giúp tăng cường chức năng giải độc gan nhờ vào các hoạt chất như saponin, flavonoid,… giúp đào thải các chất độc có trong máu và trị bệnh viêm gan B hiệu quả.
  • Làm đẹp da: Cả xạ đen và cà gai leo đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể không bị nóng gan nhờ đó da hết mụn nhọt, mụn trứng cá. Ngoài ra, thảo dược xạ đen còn chứa flavonoid- chất chống oxy hóa giúp chống lão hóa, ngăn ngừa vết nhăn trên da.

Cách sử dụng và liều dùng cà gai leo kết hợp cây xạ đen

Bài thuốc sử dụng cây xạ đen kết hợp cà gai leo để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:

Chuẩn bị:

  • Cây xạ đen: 50g
  • Cà gai leo: 20g

Cách thực hiện:

  • Sử dụng cả 2 nguyên liệu trên sắc với 2 lít nước, khi nước sôi cạn còn khoảng 1,5 lít nước thì tắt bếp.
  • Sau khi rót nước ra bát thì để trong khoảng 10 phút để phần cặn lắng xuống, rồi sau đó rót phần nước trên vào bình để uống trong ngày.
  • Mỗi ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn khoảng 15-20 phút. Dùng thuốc liên tục trong vòng 3 tháng sẽ giúp chỉ số men gan giảm đáng kể. Đồng thời còn giúp thải độc gan, mát gan, phòng ngừa và hỗ trợ viêm gan, xơ gan hiệu quả.

Cây xạ đen kết hợp cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan B

Chuẩn bị:

  • Cà gai leo: 30gr
  • Cây xạ đen: 20gr
  • Rễ mật nhân: 10gr

Thực hiện:

  • Lấy tất cả nguyên liệu sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 700-800ml thì tắt bếp.
  • Sử dụng lượng nước sắc được để uống trong ngày và sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Sử dụng đều đặn hàng ngày trong khoảng 2 tháng sẽ thấy bệnh viêm gan giảm rõ rệt.

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc kết hợp hai loại thảo dược này

  • Hiệu quả của bài thuốc nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
  • Sử dụng đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê, tránh lạm dụng.
  • Không nên sử dụng các loại nước uống có cồn, có chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.

Công dụng của hai loại thảo dược cà gai leo và xạ đen đều đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả trị bệnh. Cây xạ đen kết hợp với cà gai leo sẽ giúp tăng thành phần dược tính khiến việc điều trị bệnh sẽ rút ngắn thời gian hơn và mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng bài thuốc kết hợp 2 loại cây này là sẽ trị được bệnh. Mỗi căn bệnh đều có bài thuốc riêng và hiệu quả còn phụ thuộc cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *