Chè dây có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?

Dân gian có nhiều loại cây cỏ hữu ích có thể chữa nhiều loại bệnh mà không phải ai cũng biết, điển hình là cây chè dây mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn,… Là thảo dược nổi tiếng trong dân gian, với nhiều công dụng khác nhau. Trong những năm gần đây, các viện nghiên cứu dược liệu cũng đang khai thác tối đa lợi ích của loại thảo dược này. Vậy chè dây có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?

Bài viết sau đây được chia sẻ từ các chuyên gia của Đức Thịnh, sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm sinh học cũng như tác dụng gì và cách sử dụng của loại thảo dược này, cùng theo dõi nhé!

la_che_day
Chè dây có tác dụng gì

Đặc Điểm Sinh Học Của Chè Dây

Theo các chuyên gia thảo mộc của Đức Thịnh, cây chè dây thường được các bà con vùng miền gọi với nhiều các loại tên khác nhau như Khau Rả, Thau Rả, Bạch Liễm hay Điền Bổ Trà. Trong khoa học, chè dây có tên là Ampelopsis Contoniensis.

Chè dây thuộc họ dây leo, cành mảnh nhẹ, có thể quấn trên các cây khác. Lá cây có hình răng cưa, nhìn có vẻ giống lá kinh giới, bề mặt trên nhẵn và có màu xanh thẫm, bề mặt dưới màu xanh nhạt hơn. 

Khi ra hoa, hoa chè dây mọc thành chùm, có màu trắng, quả mọng màu đen, bên trong quả có thể có từ 3 đến 4 hạt.

che_day_tuoi

Chè Dây có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia của Đức Thịnh, chè dây là loại thảo dược có nhiều tác dụng mà bạn không ngờ đến như tăng cường sức đề kháng, an thần, dễ ngủ, chống viêm và đặc biệt nổi tiếng về chữa trị các bệnh liên quan đến dạ dày rất hiệu quả.

  • Tác dụng diệt khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP)

Phần lớn người dân Việt Nam thường mắc phải loại vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) qua con đường ăn uống hay qua nước bọt. Khi vào trong cơ thể người, loại vi khuẩn này có thể gây viêm loét dạ dày, nếu để lâu không chữa trị, loại vi khuẩn này có thể gây đau hoặc thậm chí gây ung thư dạ dày.

Chè dây có tác dụng diệt khuẩn Helicobacter pylori là vì trong thành phần của chè dây có chứa hợp chất tanin và flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển và tẩy sạch vi khuẩn Hp ra khỏi dạ dày.

Hợp chất flavonoid có thể giảm các cơn đau, làm nhanh lành các vết viêm loét trong dạ dày, đồng thời ngăn cản sự lây lan của xoắn khuẩn HP. Trong khi đó hợp chất tanin có thể tạo thành một lớp màng kết tủa trong ống tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác động của các axit dịch vị.

Vì vậy chè dây được xem là loại thuốc diệt khuẩn Hp một cách hiệu quả là hoàn toàn có cơ sở.

  • Điều trị ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị

Lương y Nguyễn Đức Thịnh nhắn nhủ, bà con có tiền sử về bệnh dạ dày thường bị ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng thượng vị, đó là do độ Ph trong dạ dày bị mất cân bằng. Các thành phần trong chè dây sẽ làm giảm axit trong niêm mạc dạ dày, trung hòa các dịch vị, giảm các cơn đau dạ dày một cách đáng kể.

  • Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan

Chè dây có tính mát, vị hơi đắng mang theo chút ngọt nên từ xa xưa, người dân vùng núi đã biết cách sử dụng lá chè dây để pha uống giải nhiệt như các loại trà bình thường khác, chè dây còn có tác dụng chống rôm sảy khi nóng trong người.

tac_dung_cua_che_day

  • Ngăn ngừa các bệnh viêm nướu răng miệng

Vì có tính mát và giải nhiệt nên chè dây còn được sử dụng để làm sạch các vi khuẩn gây viêm nướu răng miệng rất hiệu quả.

  • An thần, dễ ngủ, hạ huyết áp

Những ai thường hay bị mất ngủ hay ở trong tình trạng căng thẳng do công việc, chè dây sẽ có tác dụng an thần, giảm căng thẳng và giúp đi vào giấc ngủ thoải mái. Ngoài ra chè dây cũng giúp cân bằng huyết áp cho những người hay bị chứng huyết áp cao.

  • Chữa đau nhức tê thấp

Một công dụng khác của lá chè dây tươi đó là chữa tê thấp đau nhức rất hiệu quả, chỉ cần đem lá chè dây tươi vò nát rồi đắp lên chỗ đau, có thể làm giảm đau rất hiệu quả.

  • Phòng bệnh sốt rét

Theo y học dân gian, chè tươi kết hợp với một số loại thuốc nam khác có thể chữa bệnh sốt rét mà không gây tác dụng phụ.

Cách Sử Dụng Chè Dây

Bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất của cây chè dây đó chính là lá. Lá chè dây thường được thu hoạch lúc cây chưa đâm hoa hoặc kết quả. Lá chè đem về rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô, sau đó đem sao lên và pha nước sôi uống như các loại trà bình thường.

Nước chè có thể uống nóng hoặc lạnh, tuy nhiên hãy uống nóng để có hiệu quả hơn. Thời điểm uống nước chè hiệu quả nhất là trước bữa ăn từ 20 đến 30 phút.

cach_su_dung_che_day

Tuy chè dây là thảo dược tự nhiên, không có các thành phần hóa học gây tác dụng phụ, nhưng không phải ai cũng có thể dùng và dùng một cách tùy ý. Nếu sử dụng quá mức quy định có thể gây vàng da, vàng mắt hoặc mệt mỏi.

Tùy vào thể trạng từng người mà có những hiệu quả khác nhau, vì vậy đối với những người đang điều trị bệnh hoặc đang uống những loại thuốc khác thì hạn chế sử dụng hoặc dùng có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây

  • Hỗ trợ điều trị viêm đau dạ dày, tá tràng:

Chuẩn bị: 

Lấy 10 – 15g lá chè dây khô đã sao vàng.

Thực hiện: 

Cho thảo dược vào ấm pha trà rồi cho nước sôi vào gần đầy bình, lắc nhẹ và đổ nước này đi. Tiếp tục cho thêm nước sôi vào đầy ấm, ủ trong khoảng 15 phút là dùng được. Lọc lấy nước bỏ trong bình giữ nhiệt, uống khi trà còn ấm là tốt nhất. Duy trì sử dụng liên tục trong khoảng 15 – 20 ngày cho mỗi đợt điều trị.

  • Chữa đau nhức xương khớp, tê thấp:

Chuẩn bị: 

Lấy một lượng lá chè dây tươi (Tùy vào diên tích đau nhức mà chúng ta lấy lượng chè dây khác nhau).

Thực hiện: 

Đem dược liệu đi giã nát rồi nấu trên lửa nóng. Để cho nó nguội chút, nhưng vẫn còn ấm, sau đó gói dược liệu vào một miếng vải mỏng và đắp trực tiếp lên khu vực bị đau nhức.

cach_dung_che_day

  • Phòng bệnh sốt rét:

Chuẩn bị: 

Lấy 60g chè gây, 60g lá hồng bì, 12g lá đại bì, 12g rễ cỏ xước, 12g tía tô, 12g lá cây vối (có thể dùng vỏ của cây), 12g rễ xoan rừng.

Thực hiện: 

Các dược liệu trên đem đi rửa sạch, rồi cho hết vào ấm nấu chung với 400ml nước trên lửa nhỏ. Đun sôi với lửa nhỏ để nước thuốc cô cạn còn khoảng 100ml thì đem ra, chất lấy nước uống lúc còn ấm. Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ phòng bệnh nên chỉ dùng với liều 3 ngày 1 thang.

  • Chữa cảm mạo, viêm họng:

Chuẩn bị: 

Lấy 15 – 20g chè dây.

Thực hiện: 

Cho dược liệu vào ấm sắc chung với 500ml nước, đun sôi trên lửa nhỏ trong 15 phút. Lọc lấy nước cho vào bình giữ nhiệt dùng dần, chia thuốc làm nhiều lần uống trong ngày. 

  • Chữa trúng độc thực vật do vi khuẩn

Chuẩn bị: 

Lấy 50g rễ chè dây tươi và 15g gừng.

Thực hiện: 

Cho tất cả dược liệu vào ấm sắc chung với 600ml nước (chừng 2 chén), đun sôi với lửa nhỏ đến khi nước thuốc cô cạn còn 1 nữa (chừng 1 chén). 

che_day_chat_luong

Lưu ý: Không dùng quá 70g chè dây/ngày/người, vì có thể khiến cơ thể khó chịu do dược tính trong thảo dược khá cao.

Mong rằng với những thông tin giúp bạn hiểu được chè dây có tác dụng gì và cách sử dụng của loại thảo dược này. Nếu bạn còn thắc mắc gì về công dụng hay cách dùng của loại thảo dược này, thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0937.301.801 để được hỗ trợ nhé.

hotline_duc_thinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *