Công dụng của cây ngải cứu chữa nhiều bệnh

Cây ngải cứu là vị thảo dược có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của cây ngải cứu nhé!

Công dụng của cây ngải cứu chữa nhiều bệnh
Công dụng của cây ngải cứu chữa nhiều bệnh

Một số đặc điểm về cây ngải cứu

Trong dân gian cây ngải cứu còn có tên gọi khác là ngải điệp. Cây sống lâu năm, thân có nhiều rãnh dọc, lá không có cuốn mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn trong khi mặt dưới có nhiều long nhỏ màu trắng tro.

[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]

Người ta thường trồng ngải cứu quanh nhà để làm rau ăn và làm thuốc. Vào mùa hè người ta thường thu hái lá hoặc ngọn có hoa để dùng làm thuốc bằng cách để tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu phơi khô để nhiều năm thì công dụng điều trị bệnh càng hiệu quả.

công dụng cây ngải cứu

Công dụng của cây ngải cứu

Theo y học cổ truyền, cây ngải cứu có tính ấm, vị đắng, cay, thường dùng làm thuốc điều kinh, ôn khí huyết, an thai, kinh nguyệt không đều, chữa đau bụng do gió lạnh. Ngoài ra, lá ngải cứu còn được giân dan dùng nhiều nhất là để cầm máu.

Công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu được ứng dụng cụ thể trong các trường hợp bệnh như sau:

  • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Trước ngày có kinh dự kiến 1 tuần, mỗi ngày nên dùng khoảng 6 – 12g ngải cứu sắc cùng với nước hoặc hãm với nước sôi, uống trong ngày. Sử dụng đều dặn ngày 3 lần.

Nếu chu kì kinh nguyệt không đều thì mỗi tháng khi tới ngày bắt đầu vào chu kì kinh và cả những ngày đang có, dùng 10g ngải cứu khô, sắc với 200ml nước, cô cạn lại còn 100ml nước, uống ngày 2 lần ( Khi uống thì thêm chút đường vào cho dễ uống).

Sau khoảng 2 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, người khỏe hơn, máu kinh màu đỏ và ít hơn.

công dụng cây ngải cứu

 

  • Giúp an thai

Nếu những người đang có thai mà thấy các biểu hiện như ra máu, đau bụng thì sử dụng lá ngải cứu, lá tía tô, mỗi vị 16g, sắc với 600ml nước, cô lại còn 100ml, uống mỗi ngày 3 – 4 lần. Ngải cứu không gây sảy thai vì vị thuốc này không có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung.

  • Giúp cầm máu vết thương

Dùng lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát, sau đó thêm vào 1/3 muỗng cafe muối rồi đắp lên trên vết thương sẽ giúp vết thương nhanh cầm máu và giảm đau nhức.

[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]
  • Hỗ trợ điều trị mụn, dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay:

Dùng lá ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ bị mụn, dị ứng ngứa trong khoảng 25 phút sau đó rửa sạch lại với nước hoặc có thể xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước để tắm giúp điều trị dị ứng, nổi mề đay, rôm sảy rất hiệu quả.

  • Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, nhức khớp xương:

Sử dụng 50g ngải cứu khô, sắc với 0,5 lít nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày hoặc dùng lá ngải cứu khô kết hợp với muối trắng rang nóng lên rồi cho vào túi vải chườm lên vùng bị đau. Thực hiện nhiều lần và thường xuyên sẽ giảm đau nhức.

công dụng cây ngải cứu

  • Hỗ trợ điều trị cảm cúm, đau cổ họng, ho:

Nấu lá ngải cứu với lá tần dầy, lá tía tô, mỗi loại 100g và 50gr lá sả, đem sắc với 1 lít nước, cô cạn lại còn 0,5 lít, uống khi thấy khát. Dùng liên tục trong 3-5 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm.

Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu:

Nên sử dụng ngải cứu đúng liều lượng để tránh ngộ độc, ảnh hưởng đến sửa khỏe.

Trên đây là những chia sẻ về công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng những chia sẽ này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức sức khỏe và y học để chăm tốt sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *