Từ lâu, cốt toái bổ đã được biết đến là một vị thuốc có giá trị hàng đầu về tác dụng điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả, khó có vị thuốc nào sánh bằng. Đặc biệt, cốt toái bổ có tác dụng gì nổi tiếng? Cùng thảo dược Đức Thịnh tìm hiểu nhé!
Cốt toái bổ là gì?
Cốt toái bổ hay còn gọi là cây tắc kè đá, tổ phượng hoặc tổ rồng. Cây thuốc là cây sống lâu năm trên các hốc đá hoặc trên những đám rêu, trên các thân cây lớn như cây si, cây đa. Là cây thân rễ mọc bò, dài khoảng 40cm, phủ đầy lông dạng vảy hình ngọn giáo và có màu nâu.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Lá cốt toái bổ có 2 loại đó là lá không sinh sản với tác dụng hứng mùn, che kín thân rễ, có dạng hình tim khum, màu nâu, không có cuống, mặt dưới có gân lá và lông. Một loại lá nữa là lá sinh sản có cuống dài, phiến lá có màu lục sẫm, túi bao tử tròn xếp hàng đều đặn giữa các gân, không có áo túi, thường có mùa sinh sản vào khoảng tháng 5 – 8. Cốt toái bổ thường có 2 loại:
- Loại 1: Lá bất thụ, có màu nâu, hình trứng, phía cuống lá có gân nổi rõ.
- Loại 2: Lá hữu thụ, có màu xanh thẫm, hình tròn, phần cuống có thùy thuôn, có dìa, mạng xếp thành một hàng mỗi bên gân chính và không có nang.
Cốt toái bổ có tác dụng gì?
Cốt toái bổ được người dân miền núi coi như một báu vật. Thậm chí họ săn lùng loại dược này bởi có lời đồn cho rằng: “Cốt toái bổ có thể chữa được hơn 30 loại bệnh”. Còn trong y học, cây cốt toái bổ được ghi nhận là chứa nhiều canxi, photpho,.. tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ điều trị được nhiều căn bệnh hiệu quả như:
- Làm mạnh gân cốt, hành huyết, khu phong, trừ thấp và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, bong gân, dập xương, sai khớp, đau lưng.
- Cầm máu, giảm đau, làm lành nhanh các vết thương.
- Giúp bổ can thận, hỗ trợ điều trị thận hư, tiêu chảy do thận hư.
- Giúp làm giảm lipid trong máu cao, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ điều trị chứng ù tai, phá ứ.
- Hỗ trợ giúp an thần, tạo giấc ngủ sâu và không mộng mị.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cốt toái bổ
Theo y học cổ truyền, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, giúp bổ can thận, phá ứ, cầm máu đồng,…Hơn nữa, đối với một số trường hợp bệnh, dược liệu này sẽ phát huy hiệu quả cao tuyệt đối khi được dùng kết hợp với số loại dược liệu khác như bạch đồng nữ, cỏ xước,….
[content-egg module=AE__shopducthinh]Bài thuốc chữa bệnh phong thấp
Dùng cốt toái bổ, bạch đồng nữ, xích đồng nam, tiền hồ, ô dược, cỏ xước, rễ bưởi bung, mỗi vị 50g, rễ gắm,vỏ chân chim, mỗi vị 100g và 800g rễ rung túc, 60g bạch hoa xà, 600g rễ chiên chiến.
Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị đem nấu thành cao đặc. Sau đó dùng cao ngâm với rượu trắng trong khoảng 3 – 4 ngày và dùng. Duy trì liên tục, uống 2 lần/ngày, giúp chữa bệnh phong thấp rất hiệu quả.
Bài thuốc chữa máu tụ và bong gân do chấn thương
Dùng củ cốt toái bổ tươi, loại bỏ hết lá, lông tơ, rửa sạch, đem giã nát và cho vào lá chuối đã nướng, gói lại, dùng đắp lên vùng bị đau nhức, băng cố định lại.
Bài thuốc giúp bồi bổ gân xương
Dùng bột cốt toái bổ, bột mẫu lệ, bột sừng hươu nai, mỗi vị 5g, đem vo thành viên uống. Dùng đều đặn trong 3 – 4 tuần, 1 viên/ngày.
[content-egg module=AE__shopducthinh]Bài thuốc chữa đau lưng gối mỏi do thận hư yếu
Dùng cốt toái bổ, đỗ trọng, tỳ giải, mỗi vị 20, kết hợp với thỏ ty tử, dây đau xương, rễ gối hạc và ngưu tất, mỗi vị 15g và cẩu tích 25g, hoài sơn 25g. Tất cả các vị thuốc đem sắc nước uống, duy trì dùng đều đặn mỗi ngày.
Bài thuốc chữa gãy xương lâu liền và chứng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
Dùng mẫu lệ, tục đoạn, cốt toái bổ, cẩu tích, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, mỗi vị 12g, kết hợp với hoài sơn, đảng sâm, ba kích, mỗi vị 16g và thiên niên kiện 8g. Tất cả các vị thuốc đem sắc nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Kiêng kỵ và những lưu ý khi dùng cây cốt toái bổ
- Cốt toái bổ không dùng cho người âm hư, huyết hư và không có thực nhiệt.
- Chú ý, thận trọng khi dùng cốt toái bổ cho trường hợp thiếu máu kèm nội nhiệt và ứ máu.
Cốt toái bổ là dược liệu dùng bồi bổ sức khỏe và làm mạnh gân xương rất tốt. Tuy nhiên người dùng cần tránh tình trạng lạm dụng bài thuốc từ dược liệu này. Nhằm hạn chế các rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng. Để an toàn, chúng tôi khuyên bạn nên chủ động trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.