Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo

Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà từ lâu được dân gian biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung bướu và một số căn bệnh ung thư trong thời kỳ đầu như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tử cung hay ung thư dạ dày khá hiệu quả. Hãy cùng các chuyên gia của Đức Thịnh tìm hiểu kĩ hơn về công dụng của hai vị thuốc quý này nhé. 

Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà
Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo

Công dụng của Bạch hoa xà thiệt thảo

Các chuyên gia của Đức Thịnh khẳng định, Cây bạch hoa xà thiệt thảo có tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd, thuộc họ cà phê (Rubiaceae), trong dân gian còn có các tên gọi khác như Nhị diệp lục, Giáp mãnh thảo, Xà châm thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo, Cây lữ đồng, Cỏ lưỡi rắn trắng,…

Bạch hoa xà thiệt thảo có tính mát, vị ngọt, nhạt, hơi đắng và không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết, lợi niệu.

Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà
Cây bạch hoa xà thiệt thảo trong tự nhiên

Loại thảo dược này thường được dùng để làm thuốc kháng viêm, trị ung nhọt, u bướu, sưng nhọt, trị nọc độc của rắn độc cắn. Ngoài ra, Bạch hoa xà thiệt thảo còn dùng để trị các chứng sưng đau do các bệnh ung thư, các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm thanh quản, viêm phổi,…

Trong y học hiện đại ngày nay, Bạch hoa xà thiệt thảo được ứng dụng nhiều trong việc điều trị u bướu, tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi với khối u và ngăn ngừa biến chứng của khối u.

Công dụng của bán chi liên

Bán chi liên có tên khoa học là Scutellaria barbata D.Don, hay còn được gọi với các tên gọi khác như Nha loát thảo, Tinh dầu thảo, Hàn tín thảo, Hoàng cầm râu, Cỏ đa niên, Thuẫn râu, Tử liên thả,… Loại thảo dược này thường sống ở bên bờ ruộng, những nơi ẩm thấp và phân bố nhiều ở miền Bắc nước ta.

Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà
Cây bán chi liên mọc trong tự nhiên

Trong Đông y, bán chi liên có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, lợi tiểu và chống khối u, có khả năng xổ độc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả và nhanh chóng.

Bán chi liên thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh như áp xe phổi, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm ruột thừa. Bán chi liên khi được dùng kết hợp với các vị thuốc khác sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Bài thuốc và tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo

Những tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà lên cơ thể là cơ sở để tạo nên những bài thuốc trị bệnh hiệu quả mà trong Đông y đã sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một số bài thuốc kết hợp 2 vị dược thảo này như sau:

Bài thuốc phòng ngừa và điều trị ung thư

Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo
Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo chữa ung thư
  • Nguyên liệu: 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 20g bán chi liên, 40g cây xạ đen, 1,5 lít nước
  • Cách thực hiện: Lấy hỗn hợp 3 loại thảo dược bán chi liên bạch hoa xà thiệt thảo xạ đen bỏ vào ấm sắc thuốc, thêm 1,5 lít nước vào đun sôi 30 phút.
  • Liều dùng: Nước thuốc sắc chia đều uống trong ngày, uống trong vòng 1 tháng sẽ mang lại nhiều hiệu quả điều trị.

Bài thuốc điều trị ung nhọt, u bướu

+ Nguyên liệu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán chi liên tươi 60g.

+ Cách thực hiện: Sắc 2 vị dược thảo này với nhau, lấy nước uống. Ngoài ra còn có thể trộn chung 2 loại, giã nát đắp lên nơi đau.

Bài thuốc điều trị ung thư bàng quang

+ Nguyên liệu: Bạch hoa xà thiệt thảo 15g, bán chi liên 15g, bạch anh12g, thổ phục linh 12g, long đởm thảo 12g, chi tử sao 12g, hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, sinh địa 12g, xa tiền thảo 12g, trạch tả 12g, mộc thông 100g, biển súc 10g, cù mạch 10g, hoạt thạch 20g.

+ Cách thực hiện: Sắc chung các loại thuốc này với nhau lấy nước uống.

Tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo
Bài thuốc kết hợp của bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo

Bài thuốc điều trị ung thư cổ tử cung

+ Nguyên liệu: Bạch hoa xà thiệt thảo 24g, bán chi liên 24g, côn bố 24g, hải tảo 24g, đương quy 24g, tục đoạn 24g, toàn yết 6g, ngô công 3 con, bạch thược 15g, hương phụ 15g, phục linh 15g, sài hồ 9g.

+ Cách thực hiện: Tất cả bỏ vào ấm sắc thuốc, thêm nước, đun sôi. Khi nước sắc lại, chắt lấy nước uống.

Kiêng kỵ khi dùng thuốc bán chi liên, bạch hoa xà

Tuy rằng tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà đã được chứng minh từ những đánh giá lâm sàng trong thực tiễn.

Thế nhưng, khi sử dụng bán chi liên và bạch hoa xà thì bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và các bác sĩ là rất quan trọng. Bởi thuốc tác dụng lên những đối tượng khác nhau sẽ có những hiệu quả khác nhau.

Một số điều kiêng kỵ khi dùng bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo:

  • Hạn chế dùng các thực phẩm như rau muống, chè khô, đậu xanh trong quá trình dùng thuốc vì những thực phẩm này có thể làm giảm tác dụng của bài thuốc.
  • Vì hai loại thuốc này có tính hàn nên tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai.
  • Bài thuốc từ bán chi liên và bạch hoa xà có thể không có tác dụng trong một số trường hợp ung thư nặng hoặc những người không hợp cơ địa. Vì vậy bệnh nhân cần phải có sự cho phép của thầy thuốc hoặc bác sĩ mới được sử dụng.

Bài thuốc bán chi liên, bạch hoa xà có gây tác dụng phụ không?

Bài thuốc từ bán chi liên và bạch hoa xà đã được dân gian sử dụng để trị bệnh từ xa xưa, đến nay vẫn chưa có trường hợp tác dụng phụ nào và cũng rất an toàn nếu sử dụng đúng hướng dẫn.

Đối với những bệnh nhân lần đầu sử dụng bài thuốc thường sẽ thấy bụng cồn cào, khó chịu, đi cầu có phân màu đen thì chứng tỏ thuốc bắt đầu có hiệu quả. Vì vậy người dùng không cần quá lo lắng, hãy tiếp tục sử dụng thuốc bình thường.

Tuy nhiên vẫn có một số lưu ý khi dùng cây bán chi liên và bạch hoa xà dành cho người dùng:

  • Nên sử dụng thuốc lúc bụng đang trống rỗng để thuốc được hấp thu nhanh.
  • Nên uống lúc thuốc còn nóng ấm để dược tính của thuốc có tác dụng hiệu quả hơn.
  • Không uống thuốc để qua đêm vì thuốc đã mất hết dược tính, hơn nữa sẽ gây hại cho tiêu hóa.

Bài viết trên đây chia sẻ một số kiến thức về tác dụng của bán chi liên và bạch hoa xà cũng như một số điểm cần lưu ý khi sử dụng cây bán chi liên và bạch hoa xà. Những kiến thức này cũng chỉ là cơ bản và mang tính chất tham khảo nên khi muốn áp dụng, bạn cần phải tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *