Tác dụng của cây bọ mắm

Tác dụng của cây bọ mắm được y học đánh giá rất cao về dược tính trong việc điều trị các bệnh ho, viêm họng, viêm amidan, viêm sưng mũi, viêm đường tiết niệu,… Tuy nhiên hiện nay có rất ít người biết đến vị thảo dược này cũng như tác dụng tuyệt vời của nó. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc tác dụng của cây bọ mắm, hãy cùng tìm hiểu nhé! 

cay_bo_mam

  1. Mô tả về cây bọ mắm

Cây bọ mắm còn được gọi với cái tên khác là cây thuốc dòi. Có tên khoa học là puozolzia zeylanica benn, thuộc họ Gai Uricaceae. 

Cây thường mọc hoang ở khắp nơi trên những khu đất ẩm. Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, cành mềm, thân có lông. Lá hình mác mọc so le nhau, hoặc có khi mọc đối, gân tỏa từ gốc, hạt mặt lá đều có lông.

Hoa của cây bọ mắn có màu trắng, đơn tính, không có cuốn, mọc thành xim co ở kẽ lá, cây thường ra hoa vào tháng 7. Quả có hình trứng nhọn, có lông, màu hồng tím. 

[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]
  1. Cây bọ mắm có tác dụng gì?

Theo Đông y, cây bọ mắm có vị ngọt, hơi nhạt, tính hàn, có tác dụng tiêu đờm, chỉ khái, tiêu thũng, trừ nung, dùng để chữa ho dai dẳng lâu ngày, viêm amidan, ho do sơ nhiễm lao, thông tiểu, thông sữa, tiêu viêm, viêm sưng vú, chữa viêm mũi, vết bầm tụ máu, đinh nhọt,…

Theo GS Đỗ Tất Lợi cho biết, nhân dân ta từ xưa thường dùng cây bọ mắm sắc hoặc nấu thành cao để chữa ho lâu năm, ho lao và viêm họng. Có thể dùng riêng hoặc dùng phối hợp với các vị thuốc khác đều tốt.

tac_dung_cua_cay_bo_mam

  1. Một số bài thuốc dân gian về cây bọ mắm

a) Chữa ho, viêm đau họng:

Cây bọ mắm 10-20 g, sắc lấy nước uống hoặc lấy 20-30g lá hay hoa cây bọ mắm chừng 20-30g, giã nát với 1 ít muối, sau đó gạn lấy nước chia ra thành nhiều phần ngậm nuốt dần dần xuống cổ họng, kiên trì thực hiện trong 7 ngày liền sẽ có kết quả.

[content-egg module=AE__shopducthinh next=1]

b) Chữa viêm sưng vú, đinh nhọt, vết bầm tụ máu:

Lấy một nắm lá cây bọ mắm đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau và vùng vú bị sưng đau.

c) Chữa viêm mũi:

Dùng khoảng 15-20g lá hoặc hoa cây cây bọ mắm giã nát cùng một ít muối, gạn lấy nước, dùng tăm bông y tế chấm bôi vào mũi bị viêm,  thực hiện 3-4 lần/ ngày.

d) Chữa viêm đường tiết niệu:

Dùng 30 – 60g bọ mắm tươi hoặc 15 – 30g bọ mắm khô sắc nước uống đến khi khỏi.

 cach_dung_cay_bo_mam

  1. Những điều cần lưu ý khi dùng cây bọ mắm

Để sử dụng cây bọ mắm một cách chính xác và khoa học đạt hiệu quả cao thì nên lưu ý những điều sau đây. 

  • Tuyệt đối không nên dùng cho phụ nữ mang thài vì trong thảo dược này có chứa vài chất gây động thai hoặc có thể sảy thai. 
  • Trước khi dùng phải rửa sạch bụi bẩn, tạp chất, các vi khuẩn bám trên lá và thân cây. 
  • Muốn dùng cây bọ mắm để uống giải nhiệt thì sử dụng với liều lượng vừa phải không nên lạm dụng sẽ gây mất chất điện giải từ đó sẽ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải. 
  • Những bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh liên quan đến huyết áp trước khi dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ. 

Hãy nhớ luôn kiên trì sử dụng cây bọ mắm để được kết quả tốt nhất nhé. Nếu bạn còn thắc mắc gì về tác dụng cây bọ mắm thì hãy liên hệ với Thảo dược Đức Thịnh qua số hotline phía trên để được hỗ trợ nhé!

hotline_duc_thinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *