Tác dụng của cây Tơm Trơng

Tác dụng của cây tơm trơng là một dược liệu mới được bổ sung vào từ điển y học Việt Nam gần đây. Có thể nói cây thuốc lần đầu được biết đến và sử dụng là trong bài thuốc gia truyền của ông Amakong. Trước đó còn chưa ai biết tới, nhưng hiện nay cây tơm trơng đã nổi tiếng với tác dụng chữa gout hiệu quả và là thảo dược chuyên tráng dương bổ thận cực tốt.

Tác dụng của cây Tơm Trơng

Cây Tơm Trơng là cây gì?

Tơm trơng còn gọi là Tom Trong Nenso, đây là tên mà người dân tộc M’ Nông đã đặt cho dược liệu này. Ngoài ra, trong khoa học cây thuốc còn có tên là Atao Nenso, thuộc họ trúc đào. Đặc biệt, cây thuốc là một trong ba thành phần chính tạo nên bài thuốc Amakong được y học cổ truyền Việt Nam tôn vinh.

Tơm trơng thuộc dạng cây thân leo nhỏ, thân gỗ, sẽ tiết dịch nhựa trắng khi cây còn tươi. Khi phơi hoặc sấy khô, bẻ đôi thì vỏ cây sẽ có lớp màng tơ mỏng màu trắng xuất hiện. Lá tơm trơng mọc đối xứng, có dạng hình xoắn theo hình bầu dục hoặc hình xoan. 

Hai mặt lá cây tơm trơng nhẵn, bóng và có nhiều lông tơ mềm màu trắng. Ngoài thân cây, thì lá cây cũng chứa dịch nhựa màu trắng khi được bẻ đôi.

Cây tơm trơng có tác dụng gì?

Sau sự xuất hiện ở bài thuốc bổ thận tráng dương của vua voi Amakong. Cây tơm trơng được các nhà khoa học của 2 trường Đại học Y Dược Huế và Đại Học Y Dược TP HCM đặc biệt quan tâm, đưa vào nghiên cứu và đã cho nhiều kết quả bất ngờ. Bởi tính chất dược lý của loại dược liệu này mang lại khá nhiều tác dụng.

  • Cây tơm trơng giúp hạ acid uric trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh gout: 

Qua nghiên cứu cho thấy, hoạt chất Phytosterol trong cây tơm trơng có khả năng giúp tăng cường đào thải acid uric rất tốt, từ đó giúp điều trị bệnh gout rất hiệu quả.

  • Cây tơm trơng giúp hạ cholesterol: 

Bên cạnh tác dụng đào thải acid uric thì hoạt chất phytosterol có trong cây tơm trơng còn làm giảm hấp thu cholesterol, tác dụng rất tốt cho bệnh nhân có tiền sử bị xơ vữa động mạch hay bị suy tim mạch,…

  • Cây tơm trơng giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực ở nam giới: 

Vốn dĩ từ trước, cây tơm trơng đã nổi tiếng với tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý với bài thuốc của vua Amakong. Khi được đưa vào nghiên cứu, cây tơm trơng một lần nữa được khẳng định về tác dụng này.

  • Cây tơm trơng giúp giảm đau nhức xương khớp, đau lưng: 

Với hoạt chất flavovoid và alkaloid có trong cây tơm trơng khi được kết hợp với các dược liệu khác như dâm dương hoắc, củ khúc khắc sẽ có tác dụng giảm đau, chống tình trạng sưng viêm tại các khớp rất hiệu quả.

  • Cây tơm trơng giúp người cao tuổi ăn ngon hơn, ngủ sâu giấc hơn: 

Ngoài các tác dụng nêu trên thì cây tơm trơng cũng là một phương pháp ăn ngon, ngủ tốt dành cho người cao tuổi.

Tác dụng của cây Tơm Trơng

Cách dùng cây tơm trơng

Sắc nước, ngâm rượu cây tơm trơng là hai cách sử dụng phổ biến của người dân đồng bào miền núi.

  • Cách sắc nước cây tơm trơng:

Dùng khoảng 40g thân cây tơm trơng khô, rửa sạch, để ráo. Đem dược liệu sắc chung với 1.5 lít nước, đun sôi, để lửa nhỏ tầm 15 – 20 phút là được. Nước sắc cây tơm trơng dùng uống thay nước lọc hằng ngày.

Tuy nước sắc có vị hơi chát do tinh dầu của cây tiết ra nhưng không quá khó uống. Uống nước sắc cây tơm trơng mỗi ngày sẽ có công dụng hạ acid uric trong cơ thể, giúp cải thiện và tăng cường chức năng của thận, cực kỳ tốt cho hệ tim mạch và giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

  • Cách ngâm rượu cây tơm trơng:

Để ngâm rượu cây tơm trơng chúng ta cần chuẩn bị 1kg thân rễ cây tơm trơng, 5 lít rượu trắng 40 độ và bình thủy tinh ngâm rượu. Sau đó, sẽ đem dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch và cắt khúc rồi để ráo nước.

Tiếp theo sẽ thực hiện cho dược liệu vào bình ngâm, rồi tiếp theo sẽ cho rượu vào và đậy kín nắp. Ngâm rượu tầm 1 – 2 tháng là có thể dùng. Hoặc nếu muốn rượu ngâm nhanh hơn thì có thể chẻ nhỏ tơm trơng ra để ngâm.

Đối với rượu ngâm cây tơm trơng chỉ nên uống 1 – 2 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn, ngày uống 3 lần, không nên lạm dụng quá, tránh tình trạng bị tác dụng phụ.

thảo dược đức thịnh
Cửa hàng Thảo dược Đức Thịnh

Đức Thịnh hy vọng với qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm cho mình các kiến thức hay về cây thuốc nam. Nếu bạn vẫn còn vấn đề vướng phải và cần được giải đáp thêm về cây tơm trơng hoặc bất kỳ cây thuốc nào khác thì đừng ngần ngại, Đức Thịnh sẽ rất vui khi được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức “cây thuốc nam và đời sống” cùng bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *