Các đối tượng bị cảm hàn cho biết, họ thường có cảm giác ớn lạnh, sợ rét, sợ gió, toàn thân luôn cảm thấy đau mỏi, có khi cả tháng không khỏi. Vậy bạn đã biết đến bài thuốc “củ ráy chữa cảm hàn”. Củ ráy nổi tiếng là “khắc tinh” của bệnh cảm hàn, ai cũng nên “nằm lòng” để dùng khi cần. Để hiểu rõ về thông tin này, các bạn hãy cùng xem ngay bài viết sau với Đức Thịnh nhé!
Cảm hàn là bệnh gì?
Cảm hàn là một căn bệnh thường gặp vào mùa đông, xuất hiện do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Bệnh này bao gồm có cảm lạnh, cảm phong hàn, cảm lào, vú sề, thời khí,.. Bệnh thường xảy ra ở các đối tượng có thể chất yếu, không mặc đủ ấm, thường xuyên ra ngoài trời lạnh, cơ thể hay ra mồ hôi, tắm ban đêm,…
Khi gặp phải bệnh cảm hàn, bệnh nhân thường có các dấu hiệu: Ớn lạnh, rùng mình, khó chịu, sợ gió rét, toàn thân mệt mỏi, chân tay đau nhức không muốn động vào việc, mạch nhanh. Thậm chí, ở một số bệnh nhân cảm hàn còn có triệu chứng sốt, buồn nôn, da lần mần như bệnh sởi nhưng lặn trong da, cơ thể khát nước, se môi, mũi nóng, mặt đỏ, mạch phù hồng,…
Đối với bệnh cảm hàn nếu không được điều trị dứt điểm sớm, bệnh có thể nặng hơn hay gặp các biến chứng nguy hiểm khác như: Ho lâu ngày không hết được, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, đau đầu, cơ thể suy nhược,… Hơn nữa, bệnh sẽ không hết hẳn mà có thể tái phát khi thay đổi thời tiết.
Tại sao lại bị nhiễm cảm hàn?
Với những người có thể chất yếu khi phải dầm mưa dãi gió, thường xuyên phải ra ngoài trời lạnh thì sẽ rất dễ bị cảm hàn. Bệnh này không chỉ xảy ra vào mùa đông mà có thể gặp vào cả mùa hè, nhất là các đối tượng có cơ thể hay ra mồ hôi, tắm vào buổi tối, tắm biển đêm,…
Bệnh cảm hàn sẽ hình thành khi hàn tà xâm phạm qua bì mao (chân lông). Lúc này, người bệnh sẽ có các triệu chứng ớn lạnh, rùng mình, sợ gió, sợ rét, toàn thân uể oải, chân tay mỏi mệt không muốn động vào công việc, mạch nhanh, có thể bị sốt và buồn nôn.
Trường hợp nếu cảm hàn nhẹ, người bệnh có thể đánh cảm, xông lá, uống thuốc vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, nếu trường hợp nặng thì bệnh có thể kéo dài hàng tháng trời. Bởi vì, bệnh không diễn biến cấp tốc nên người bệnh cảm hàn thường có tâm lý chủ quan, đợi đến khi nào khỏi thì khỏi.
Điều này sẽ không đúng chút nào. Vì nếu không điều trị sớm, dứt điểm, lâu ngày người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm hơn như là ho lâu ngày không hết, viêm phổi. Hoặc có thể sẽ bị viêm phế quản mãn tính, đau đầu, cơ thể suy nhược, bệnh tái phát khi thay đổi thời tiết.
Củ ráy là gì?
Củ ráy là bộ phận củ của cây ráy, thuộc họ ráy (Araceae). Loài cây này còn được gọi với các tên gọi khác như cây ráy dại, dã vu. Bên cạnh đó, trong khoa học, cây ráy còn có tên là Alocasia odora (Roxb) C. Koch. (Colocasia macrorhiza Schott).
Ráy là một loài cây thân mềm. Cây có chiều cao tầm 0.3 – 1.4m hoặc dài hơn có thể tới 5m. Nhưng phần thân cây ráy hơi đặc biệt, đó là phía dưới là dạng thân bò, trên là dạng thân đứng. Dưới đất, cây có thân rễ hình cầu, sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn và trên đốt sẽ có các vẩy màu nâu.
Lá củ ráy to, dạng hình tim, có chiều dài 10 – 50cm, rộng 8 – 45cm, cuống mẫm dài 15 – 120cm. Bông mo sẽ mang hoa cái ở phía dưới gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ.
Phần dưới của mo cây ráy có tồn tại xung quanh là các quả mọng, hình trứng màu đỏ. Loài cây này thường ưa mọc ở rừng hay nơi ẩm thấp, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Theo ghi chép của tài liệu cổ thì củ ráy có vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.
Củ ráy chữa cảm hàn
Trong đông y, bệnh nhân bị cảm hàn muốn dùng củ rấy thì sẽ cắt đôi củ ráy tươi, dùng một nữa để chà thử vào mu bàn tay. Trường hợp nếu không bị ngứa thì có thể dùng chà vào sống lưng theo chiều từ trên xuống dưới.
Thông thường, các bệnh nhân bị cảm hàn thực sự sẽ không thấy ngứa khi xát củ ráy lên da mà sẽ cảm thấy mát và dễ chịu. Ngược lại người không bị cảm hàn khi sát củ ráy lên da sẽ bị ngứa tức thì và có cảm giác khó chịu.
Củ ráy ban nãy đã bổ đôi, một nữa dùng chà lưng, còn nữa còn lại đem thái lát và đun thiệt sôi, gạn lấy nước uống. Cứ như vậy, vừa chà vừa uống nước củ ráy tầm 5 lần thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân bị bệnh thống phong (y học hiện đại gọi là bệnh gout) có thể dùng củ ráy để chữa bệnh. Bằng cách, lấy củ ráy cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô (nếu dùng tươi phải ngâm lâu trong nước), sao vàng, để dùng dần.
Mỗi lần dùng khoảng 50g củ ráy, 30g quả chuối hột chín đã thái lát và sao vàng. Hai dược liệu này đem sắc với 1 bát nước để uống. Dùng như vậy liên tục hàng tháng, tình trạng bệnh sẽ hết hẳn và không tái phát nữa.
Phương pháp phòng tránh cảm hàn
Trị bệnh không bằng ngừa bệnh. Để tránh và ngăn ngừa tình trạng cảm hàn thì tốt nhất mọi người nên và không nên làm một số các hoạt động sau:
- Không nên tắm đêm hoặc tắm biển muộn.
- Luôn giữ đầu, cổ ấm khi đi ra ngoài lúc trời lạnh.
- Luôn mang áo mưa, ô để che khi trời mưa.
- Thực hiện tập thể dục, ăn uống điều độ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Củ ráy chữa cảm hàn là một phương thuốc dân gian nhưng lại được y học đánh giá cao về tác dụng mang lại. Một bài thuốc hay như vậy có đáng để bạn bỏ túi để dành và ứng dụng thực tế khi cần thiết không? Chúc bạn thành công nhé!