Cách ngâm rượu rễ đinh lăng

Rượu ngâm rễ đinh lăng từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng nâng cao sức khỏe, hỗ trợ trị tình trạng ăn uống kém, ngăn ngừa suy nhược cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả dược liệu mang lại thì cần phải có cách dùng đúng. Vậy ngâm rượu rễ đinh lăng như thế nào là đúng cách? Nội dung bài viết hôm nay bạn đọc sẽ được giải đáp thắc mắc nhé!

Sơ lược về cây đinh lăng

Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm – Araliaceac, có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras. Trong dân gian, cây thuốc được gọi với nhiều tên gọi khác như cây gỏi cá, cây nam dương sâm. Đinh lăng là loài cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, cao tầm 0.8 – 1m.

Lá đinh lăng dạng kép 3 lằn, xẻ lông chim, không có lá kèm rõ, có mùi thơm. Lá chót có cuống lá dài 3 – 10mm, phiến có răng cưa không đều. Hoa mọc thành cụm, hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỉ và quả đinh lăng hình dẹt.

Cây đinh lăng được trồng phổ biến khắp nước ta và có hơn 30 loại. Nhưng thường gặp nhất là đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp), đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ), đinh lăng lá nhuyễn (lá kim), đinh lăng lá rang, đinh lăng lá tròn, đinh lăng viền bạc, đinh lăng lá răng.

Cách ngâm rượu rễ đinh lăng

Tác dụng của rượu đinh lăng

Không chỉ được dùng trong dân gian, rễ đinh lăng ngâm rượu còn được y học ghi nhận với nhiều tác dụng tuyệt vời như:

  • Hỗ trợ tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chủ động ngăn ngừa các bệnh lý thông thường.
  • Hỗ trợ giúp kích thích ăn ngon, ngủ ngon, tiêu hóa tốt, cải thiện trí nhớ hiệu quả, giúp bạn nâng cao sự tập trung khi làm việc, học tập.
  • Hỗ trợ trị ho ra máu, tắc tia sữa, mẩn ngứa. 
  • Phòng tránh độc, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính rất tốt.
  • Giúp tăng cường chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị liệt dương, giúp kéo dài thời gian quan hệ.

Vì sao nên dùng rễ (củ) đinh lăng ngâm rượu?

Dược liệu đinh lăng là một cây thuốc quý. Tất cả các bộ phận lá, thân và củ cây đinh lăng đều được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, rễ (củ) đinh lăng đem ngâm rượu vẫn là nhất. Bởi rễ (củ) đinh lăng là bộ phận được ghi nhận là chứa nhiều thành phần dược chất nhất của cây đinh lăng.

Trong đó, chúng ta có thể kể đến hàm lượng lớn hoạt chất saponin có trong rễ đinh lăng, có tác dụng cực kỳ tốt đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, rễ (củ) đinh lăng càng nhiều năm tuổi thì lượng saponin này càng được tích tụ nhiều, thậm chí có thể nhiều hơn cả nhân sâm.

Bên cạnh đó, trong rễ đinh lăng cũng chứa nhiều vitamin B1 và có khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường thể lực, trí lực rất tốt.

 Rượu rễ đinh lăng tăng cường sinh lực

Hướng dẫn cách ngâm rượu rễ đinh lăng chi tiết

Để ngâm được một bình rượu rễ đinh lăng thơm ngon, chất lượng tại nhà, chúng ta cần có công tác chuẩn bị nguyên vật liệu ngâm là đầu tiên, sau đó là quy trình thực hiện. Ngâm rượu nguyên củ (rễ) đinh lăng tươi và ngâm rượu rễ đinh lăng cắt lát phơi khô, đó là hai cách dùng thông dụng và phổ biến của mọi người. Cụ thể quy trình chuẩn bị và tiến hành ngâm như sau:

  • Chuẩn bị:

Nếu để ngâm rượu rễ đinh lăng chúng ta cần phải chuẩn bị phần rễ đinh lăng, rượu, bình ngâm đạt tiêu chuẩn.

  • Chọn rễ đinh lăng để ngâm rượu

Với rễ đinh lăng dùng ngâm rượu, nên chọn loại rễ của cây đinh lăng lá nhỏ. Đặc biệt, không nên chọn loại rễ quá non hoặc quá già và nên chọn rễ có độ tuổi từ 5 – 7 năm tuổi trở lên, vì ở giai đoạn này phần rễ cây sẽ chứa nhiều dược chất nhất.

Hơn nữa, khi chọn dược liệu nên lựa loại rễ đinh lăng có màu vàng, hơi óng như rơm, ngửi thì thấy có mùi thơm nồng, vỏ rễ dày, phần nối giữa thân và rễ củ có nhiều đốt sần nổi lên.

Cách ngâm rượu rễ đinh lăng

  • Chọn rượu ngâm

Với rượu ngâm, nên chọn loại rượu gạo hoặc rượu nếp có nồng độ từ 38 – 40 độ để ngâm. Không nên chọn loại rượu có nồng độ quá cao sẽ làm rễ bị cháy. Hoặc nồng độ rượu quá thấp sẽ làm dược chất trong rễ không tiết ra hết, mùi vị không thơm ngon và màu rượu cũng không đẹp.

  • Chọn bình ngâm

Đối với bình ngâm nên chọn loại bình có chất liệu từ thủy tinh, sành, sứ, góp phần làm tăng thêm hương vị thơm ngon của rượu. Đặc biệt, đối với cách ngâm nguyên củ (rễ) đinh lăng tươi, nên chọn loại bình có miệng rộng để việc bỏ củ (rễ) đinh lăng vào bình được dễ dàng hơn.

  • Các bước tiến hành ngâm rượu rễ đinh lăng: 

Sau bước chuẩn bị sẽ là các bước tiến hành ngâm rượu củ (rễ) đinh lăng. Đây cũng là bước quan trọng để làm nên thành phẩm rượu củ (rễ) đinh lăng tuyệt vời nhất. 

  • Ngâm rượu rễ đinh lăng tươi

Bước 1: Rễ đinh lăng đã chuẩn bị đem rửa sạch, dùng dao để cạo bỏ phần thân củ xỉn màu, đất cát và để ráo nước.

Bước 2: Tiếp đến sẽ cho rễ đinh lăng vào bình, sắp xếp sao cho đẹp mắt và nên nhẹ nhàng để tránh làm gãy các nhánh rễ.

Bước 3: Sau cùng sẽ là cho phần rượu vào bình và đậy nắp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, nơi ẩm ướt.

Rượu ngâm nguyên củ (rễ) đinh lăng tươi sẽ để trong vòng 6 tháng là có thể dùng. Tuy nhiên, nếu ngâm càng lâu rượu sẽ càng đậm đặc và ngon hơn. Rượu ngâm rễ đinh lăng tươi có màu vàng hỗ phách,  mùi thơm dễ chịu, khi uống vị dịu hơn so với rượu khi ngâm rễ khô.

  • Ngâm rượu rễ đinh lăng khô

Bước 1: Dùng rễ đinh lăng đã sắt lát, phơi khô, đem rửa sạch bụi, để ráo nước, đem sao vàng với 1 ít rượu trắng. Cách làm này sẽ giúp rượu sau khi ngâm sẽ có màu vàng đẹp mắt, các dược chất có trong rễ sẽ tiết ra nhanh hơn và hòa tan với rượu, giúp hương vị rượu ngâm thơm ngon hơn.

Bước 2: Tiếp theo sẽ cho phần rễ đinh lăng đã được sao vàng vào bình ngâm.

Bước 3: Tiến hành đổ rượu vào ngâm theo tỉ lệ 8 lít rượu với 1kg rễ đinh lăng khô. Cuối cùng đậy nắp bình kín và để nơi có nhiệt độ thích hợp, thoáng mát.

3 – 6 tháng là thời gian ngâm rượu rễ đinh lăng khô, nếu muốn ngon hơn thì nên ngâm từ 12 tháng trở lên.

Lưu ý khi ngâm và dùng rượu đinh lăng

Cách ngâm, cách dùng rượu đinh lăng như thế nào? Cũng là một vấn đề lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại của loại rượu này. Chi tiết hơn, sau đây sẽ là một số lưu ý về cách ngâm và dùng rượu rễ đinh lăng mà người dùng cần chú ý:

  • Một số lưu ý khi ngâm rượu rễ đinh lăng:

Thực tế chúng ta nhìn thấy ngâm rượu rễ đinh lăng thì có gì đâu mà khó, đúng không? Chỉ cần có rượu và rễ đinh lăng là được. Nhưng không để ngâm được một bình rượu rễ đinh lăng chất lượng là cả một quá trình, đặc biệt có nhiều vấn đề cần lưu ý mà không phải ai cũng biết đó là:

  • Tuyệt đối không dùng dược liệu chưa nguội hoặc chưa ráo nước hoàn toàn. Hiện trạng này có thể khiến rượu giảm dược tính hay bị hư hại, có thể có mùi hôi, màu sắc đục,…
  • Không nên mở nắp bình ngâm rượu thường xuyên. Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên đối với dược liệu tươi và 3 tháng đầu đối với dược liệu khô. Bên cạnh đó, cần lưu ý đậy kín nắp rượu sau khi dùng.
  • Nên để bình rượu ngâm ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh năng mặt trời và nơi có nhiệt độ cao. Vì ở điều kiện thời tiết này có thể làm giảm dược tính của rễ đinh lăng.
  • Nếu trường hợp ngâm rễ đinh lăng đã được thái mỏng thì thỉnh thoảng nên lắc bình để củ đinh lăng ngấm rượu và dễ dàng tiết ra dưỡng chất bên trong, từ đó làm tăng dược tính của rượu ngâm lên rất nhiều.

Rượu rễ cây đinh lăng

  • Một số lưu ý khi dùng rượu rễ đinh lăng:

Trong tay bạn đang có một bình rượu rễ đinh lăng chất lượng nhưng bạn không biết cách dùng hoặc sử dụng sai cách thì cũng bằng thừa. Bởi vì:

Chỉ nên dùng 2 – 3 ly nhỏ rượu đinh lăng sau khi ăn. Không nên dùng trước bữa ăn hoặc khi bụng đói, có thể gây đau dạ dày, khó chịu và nóng rát thượng vị. Hơn nữa là nên tránh dùng loại rượu này trước giờ ngủ sẽ có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và gây mất ngủ.

Không nên lạm dụng rượu rễ đinh lăng quá nhiều, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt và tụt huyết áp. Bởi do hàm lượng saponin trong dược liệu tương đối nhiều, có thể gây hạ áp và phá vỡ tế bào hồng cầu.

Để đảm bảo hiệu quả mang lại, cần chọn rượu ngâm và rễ đinh lăng đạt chất lượng. Đồng thời, cần ngâm rượu đủ thời gian và dùng với liều lượng phù hợp. Đặc biệt, không nên dùng rượu rễ đinh lăng trước bữa ăn hoặc khi bụng đói có thể gây đau dạ dày, khó chịu,…

Rượu ngâm rễ đinh lăng chứa nhiều dược tính quý và có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường độ dẻo dai, thúc đẩy sự linh hoạt của não bộ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích tiêu hóa tốt. Đồng thời, loại rượu này còn giúp tăng cường chức năng sinh lý, giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi hoặc do ảnh hưởng của tuổi tác,…

Bài viết trên Đức Thịnh đã hướng dẫn cách ngâm rượu rễ đinh lăng tươi và khô được lưu truyền trong dân gian. Hy vọng qua nội dung này, bạn đọc có thể dễ dàng ngâm rượu từ củ (rễ) đinh lăng giúp cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi và ngăn ngừa suy nhược cơ thể tốt nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *