Rễ đinh lăng ngâm rượu- Vị thuốc quý như nhân sâm

Cây đinh lăng được xem là một loại thảo dược quý có tác dụng rất tốt cho sức khỏe con người, ngoài sử dụng làm thuốc ra lá của cây còn được dùng để làm rau ăn sống. Hơn nữa, rễ đinh lăng ngâm rượu được xem là vị thuốc quý như nhân sâm, có tác dụng tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị được nhiều chứng bệnh rất hiệu quả. Cùng nhau tìm hiểu thêm về loại thảo dược này bài viết bên dưới nhé!

cay_dinh_lang

  1. Giới thiệu rễ đinh lăng

Đinh lăng là cây trồng khá phổ biến từ lâu ở nhiều nơi để làm cây cảnh. Chỉ có loài đinh lăng lá nhỏ mới được dùng để làm thuốc điều trị bệnh. 

Người ta thường thu hái rễ đinh lăng vào mùa thu đông ở những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, lúc này rễ mềm, sẽ có chứ nhiều hoạt chất. Rửa sạch, đem cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, còn rễ to thì chỉ dùng vỏ rễ. Thái nhỏ phần rễ, đem phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió sẽ đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng thì để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5%, sao qua rồi tẩm với 5% mật ong, sao thơm.   

  1. Tác dụng của rễ đinh lăng ngâm rượu

Theo đông y, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, tăng cường sinh lực, bồi bổ khí huyết, tăng cường sức chịu đựng. Thường được dùng để hỗ trợ điều trị tắc tia sữa, suy nhược cơ thể, kiết lỵ và làm thuốc tăng lực.

Trong nghiên cứu, rễ có chứa nhiều saponin là một chất có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1 và khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó rễ đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cơ thể.

Ngoài ra, rễ đinh lăng còn có tác dụng bổ thận tráng dương, điều trị sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng, thiếu máu,… Sử dụng rất tốt cho người suy nhược cơ thể, viêm gan mãn tính, liệt dương, yếu sinh lý.

Vì vậy khi ngâm rượu rễ sẽ có một số tác dụng như giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt rất tốt cho những người đang tập gym hoặc mong muốn nâng cao thể trạng.

Hơn nữa, còn giúp tăng cân, đào thải độc tốt rất tốt và chống hiện tượng chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khả năng lao động suy giảm.

tac_dung_cua_cay_dinh_lang

  1. Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng chi tiết từng bước

Rễ đinh lăng được sử dụng rộng rãi với nhiều cách sử dụng khác nhau nhưng cách sử dụng phổ biến nhất hiện nay vẫn là dùng để ngâm rượu. Phương pháp này đã trở thành bài thuốc được nhiều người ưa chuộng bởi công dụng quá hiệu quả.

  • Cách chọn bình ngâm rượu đinh lăng

Nên chọn bình có hình trụ và miệng rộng để có thể cho toàn bộ rễ đinh lăng vào mà không phải cắt nhỏ. Ngoài ra, bạn nên chọn bình thủy tinh hoặc bình sành để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Trên thự tế, các loại bình khác – đặc biệt là bình kim loại có thể phân hủy độc tố vào rượu, dẫn đến công dụng giảm xuống và thâm chí gây ra ngộ độc. 

  • Cách chọn đinh lăng ngâm rượu

Hiện nay trên thị trường bày bán rễ đinh lăng của các loại đinh lăng khác như đinh lăng lá tròn, lá vằn,… Các loại thảo dược này có dược tính kém và công dụng không rõ rệt bằng rễ đinh lăng lá nhỏ. Vì vậy khi chọn mua rễ đinh lăng bạn cần chú ý để tránh tình trạng bị nhầm lẫn. 

Nhiều người cho rằng rễ định lăng càng lâu năm thì dược tính càng cao. Tuy nhiên trên thực tế, rễ đinh lăng từ 5-10 năm tuổi thì được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng dược lý cao nhất.

Theo người xưa, nên lựa chọn rễ đinh lăng có khối lượng trên 1kg và không nên sử dụng rễ có kích thước nhỏ. Bền mặt rễ có màu vàng rơm, bóng nhẵn và có mùi thơm nồng đặc trưng. Không dùng rễ có màu nâu, bề mặt sần sùi, lỗ chỗ và không tỏa ra mùi thơm đặc trưng của thảo dược. 

re_dinh_lang

  • Chọn rượu để ngâm

Nên lựa chọn các loại rượu nếp từ 30-45 độ C và cần chuẩn bị lượng rượu vừa đủ với trọng lượng của rễ đinh lăng. Tránh sử dụng rượu có nồng độ cồn cao vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày, thực quản và chức năng gan.

Theo người xưa, rượu nếp từ 30-45 độ C giúp tinh chất từ rễ đinh lăng tiết ra hoàn toàn trong thời gian vừa đủ. Dùng rượu có nồng độ cồn cao hoặc thấp hơn có thể ảnh hưởng đến quá trình chất lượng của rượu thuốc. Hơn nữa, nồng độ cồn của rượu cao sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng và dược chất của rễ đinh lăng. 

  • Nên ngâm củ đinh lăng tươi hay khô

Theo kinh nghiệm nhiều năm của Thảo Dược Đức Thịnh thì rượu đinh lăng tươi sẽ ít ngon hơn so với rượu rễ đinh lăng khô. Do khi phơi khô và cô đặt lại, dược chất sẽ nhiều hơn và thơm ngon hơn. Nhưng bù lại rượu rễ đinh lăng tươi lại có giá trị thẫm mỹ cao. Chúng ta có thể dùng biếu, tăng để trưng bày trong phòng khách rất đẹp.

  • Cách ngâm rượu từ củ đinh lăng tươi

Nguyên liệu: chuẩn bị 1kg rễ đinh lăng tươi với 3 lít rượu cốt và chọn một bình ngâm sao cho phù hợp, nếu ngâm nguyên củ nên mua bình có miệng lớn để cho vừa bình rượu.

Cách thực hiện: Đem rễ đinh lăng đi rửa sạch, chú ý ở các kẽ rễ dùng dao lấy sạch đất cát bám bên trong. Để ráo hết nước, có thể thái miếng để ngâm hay ngâm cả rễ cho đẹp đều được. Sau khi chuẩn bị xong cho rễ đinh lăng vào bình ngâm và đổ rượu vào.

Thời gian ngâm: ngâm trong vòng 6 tháng thì dùng được, càng lâu càng tốt

Cách dùng: sử dụng ngày 2 lần, mỗi lần 5-10ml, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

re_dinh_lang_ngam_ruou

  • Cách ngâm rượu thân cây đinh lăng

Bước 1: Đem thân cây đinh lăng đi rửa sạch. Lấy bàn chải để chà lên thân cây sao cho các bụi bẩn trôi hết. Ngoài ra bạn cũng có thể lấy vòi xịt mạnh thì sẽ đanh bay được các chất bẩn ở thân cây. 

Bước 2: Cắt thân cây thành nhiều khúc có chiều dài khoảng 1 gang tay, cắt cho đều tau để bào bình sẽ thẩm mỹ hơn. 

Bước 3: Chum sành được rửa sạch và lau khô, sau đó xếp các thân cây đinh lăng đã chuẩn bị từ trước vào chum sành. Nên xếp các khúc thân cây sao cho đẹp mắt. 

Bước 4: Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập thân cây đinh lăng, với tỷ lệ giữa rượu và thân cây là 1:8, có nghĩa là 1kg đinh lăng tương ứng với 8 lít rượu trắng. 

Bước 5: Đậy nắp kín và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ngâm trong thời gian 6 tháng có thể đem ra thưởng thức. Tuy nhiên, nếu hương vị đậm đà hơn nữa thì nên ngâm sau 1 năm. 

  • Cách ngâm rượu đinh lăng khô

Nguyên liệu: chuẩn bị 1kg rễ đinh lăng khô, 8 lít rượu có nồng độ cồn 38-40 độ, bình ngâm nào cũng được không dùng bình nhựa.

Cách thực hiện: rễ đinh lăng thái mỏng, phơi khô, đem sao vàng hạ thổ cho tới khi có mùi thơm, đổ vào 1 túi vải rồi ủ xuống nền đất trong thời gian 1 tiếng. Sau đó cho vào bình rồi đổ rượu từ từ vào.

Ngâm trong 3 tháng là dùng được. Rượu đinh lăng có mùi thơm như thuốc bắc, rất thích và đặc biệt mang lại hiệu quả rất nhanh.

Cách dùng: mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần giới hạn dùng từ 3-4 ly.

re_dinh_lang_kho

  • Cách ngâm rượu lá đinh lăng

Lá đinh lăng có thể dùng để ngâm rượu, tuy nhiên dược tính của nó sẽ thấp hơn so với rễ. Với thân và lá đinh lăng chúng tôi khuyên bạn nên dùng làm thuốc hoặc nấu nước để uống sẽ tốt hơn và đỡ tốn thời gian hơn. 

  1. Lưu ý khi ngâm và dùng rượu đinh lăng

Đinh lăng tuy có nhiều công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Nhưng khi ngâm rượu và dùng rượu đinh lăng thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không mở nắp bình rượu thường xuyên, đặc biệt là trong 1 tháng đầu tiên với thảo dược tươi và 3 tháng đầu tiên với thảo dược khô. Ngoài ra, bạn cần lưu ý đậy nắp kín sau khi sử dụng. 
  • Tránh anh nắng mặt và nhiệt độ cao vì có thể làm giảm dược tính của rễ đinh lăng. Vì vậy, nên đặt bình rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp ánh nắng trực tiếp chiếu vào. 
  • Chỉ nên dùng 2-3 ly nhỏ rượu sau khi ăn. Dùng trước bữa ăn hoặc khi bụng đói có thể gây đau dạ dày, nóng rát thượng vị, khó chịu. Bên cạnh đó, nên tránh dùng loại rượu này trước khi ngủ vì rễ đinh lăng có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương dẫn tới mất ngủ. 
  • Không được dùng rễ đinh lăng với liều lượng cao vì sẽ bị say, gây ra hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể và ở phụ nữ đang cho con bú có thể bị tắt sữa.

Thật tuyệt vời phải không nào! Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề sức khỏe của mình, hãy thử dùng rễ đinh lăng ngâm rượu nhé! Sẽ hiệu quả lắm đấy! Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

hotline_duc_thinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *